Đội ngũ cán bộquản lý trường PTDTNT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 26 - 31)

1.4.1.1. Yêu cầu chung đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường PTDTNT

Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và kinh tế trí thức; nền kinh tế của chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với sự hội nhập WTO và khu vực. Cơ chế quản lý về GD&ĐT cũng phải thay đổi từng ngày để thích ứng với đặc điểm tình hình mới.

Thực tiễn cho thấy trình độ, năng lực CBQL nước ta còn bộc lộ yếu kém. Báo cáo về tình hình giáo dục tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa IX, đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu về những yếu kém trong giáo dục là: Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý còn thấp, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục.

Do vậy, việc phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nói chung và cán bộ quản lý trường PTDTNT nói riêng đáp ứng được những yêu cầu đó là tất yếu. Ở mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi vị trí công tác với những chức năng nhiệm vụ khác nhau, đòi hỏi ở những trình độ khác nhau về chuyên môn, về phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý.

Trong phạm vi trường PTDTNT, chủ thể quản lý là hiệu trưởng, đối tượng quản lý là giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường; bên cạnh vai trò trách nhiệm của Hiệu trưởng, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn có vị trí quan trọng trong việc quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn của các thành viên trong tổ; với đặc thù của các trường phổ thông dân tộc nội trú thì đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18

giáo viên chủ nhiệm lớp thực sự vừa là những nhà quản lý, vừa đóng vai trò là người cha, là người mẹ của các em học sinh, có tác động lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Chất lượng giáo dục của nhà trường tốt hay xấu, cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ quản lý giỏi hay kém. Một trong những điều kiện để hiệu trưởng quản lý tốt mọi hoạt động của nhà trường là phải có yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực, về hiệu quả lao động của người CBQL trường PTDTNT:

1.4.1.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường PTDTNT

- Về phẩm chất

+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

+ Chấp hành tốt kỷ luật Đảng, kỷ luật lao động, sống và làm việc theo pháp luật.

+ Vận động, thuyết phục gia đình, cán bộ, giáo viên và quần chúng chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tích cực tiếp thu những cái mơí, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

+ Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương để giao tiếp với cộng đồng, tích cực tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số nơi đang công tác.

+ Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc thiểu số

+ Tôn trọng và bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thương yêu học sinh, nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm văn hóa dân tộc của học sinh người dân tộc thiểu số.

+ Có trách nhiệm cao đối với tập thể, tận tuỵ trong công việc; say mê công việc, sẵn sàng đầu tư thời gian vào lao động quản lý; có tính yêu cầu cao trong công việc, đánh giá cao công lao của người dưới quyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19

+ Thực hành tiết kiệm, không tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cá nhân, cho gia đình, dòng họ trái với chế dộ chính sách pháp luật của Nhà nước.

+ Dân chủ, bình đẳng, công bằng trong quan hệ với cấp dưới; những yêu cầu đặt ra bao giờ cũng phải xuất phát từ lợi ích chung, từ những quyết định mà tập thể đã thông qua, phải khách quan, khi giao việc cần tính đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cấp dưới.

+ Không quan liêu, cửa quyền, hách dịch; tôn trọng, lắng nghe ý kiến cấp dưới; cần hiểu được năng lực, trình độ của từng cán bộ, giáo viên.

+ Cần có tinh thần tự phê bình và phê bình, tinh thần đoàn kết nội bộ; phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm.

+ Sống trung thực, giản dị, lành mạnh; mẫu mực về đạo đức, là tấm gương sáng, là con chim đầu đàn trong tập thể sư phạm nhà trường.

+ Quan tâm đến những gì mà cán bộ giáo viên cần như: Đời sống vật chất, tinh thần; phải coi trọng thời gian và sức lao động của họ, không ngừng hợp lý hóa nơi ở và công việc của giáo viên, nhân viên; nếu họ thật sự cố gắng nhưng không thể làm tốt công việc thì phải biết điều động, tận tình giúp đỡ.

+ Có uy tín với tập thể cán bộ giáo viên và nhân dân địa phương; hiểu biết sâu, rộng, có tinh thần hợp tác làm việc, được mọi người tín nhiệm, mến phục.

+ Có đủ sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Về năng lực

+ Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có nghiệp vụ quản lý giáo dục; nắm vững nội dung, chương trình, phương pháp dạy học.

+ Nắm vững các văn bản, chỉ thị cấp trên, quán triệt, triển khai tốt đến cán bộ, giáo viên và học sinh để tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả.

+ Có khả năng dự báo, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, có tầm nhìn chiến lược, biết ứng dụng thực tiễn vào nhà trường.

+ Tổ chức, điều hành công việc hợp lý, hiệu quả; phân công phân nhiệm công việc đúng quyền hạn, năng lực, sở trường của từng cá nhân. Quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20

lý, chỉ đạo các hoạt đông chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có năng lực quản lý tài chính, tài sản, nắm vững các quy định về tài chính, các quy định về thu, chi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học.

+ Năng lực kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, hoạt động giảng dạy của giáo viên và học sinh. Tổng kết, rút kinh nghiệm nằm phát huy những mặt đạt được, khắc phục, sửa chữa những hạn chế yếu kém.

+ Khả năng quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có khả năng chớp thời cơ, đưa ra những quyết sách đúng đắn, hợp lý, kịp thời để giải quyết những vấn đề cấp thiết, quan trọng nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể nhà trường.

+ Năng động, sáng tạo, có kiến thức, luôn nắm bắt những biến đổi về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội trong nước và quốc tế.

+ Có khả năng cập nhật thông tin và xử lý thông tin; khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, lựa chọn, biến khối lượng thông tin đa dạng và phong phú thành lượng thông tin cần thiết, có giá trị.

+ Khả năng ứng dụng thông tin vào trong quản lý giáo dục; khả năng cập nhật tri thức mới, thích ứng với đà phát triển khoa học công nghệ như vũ bão trên thế giới; khả năng tự học tập, tự rèn luyện, học tập, nghiên cứu, tự hoàn thiện nhân cách.

+ Khả năng quy tụ, vận động các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia vào xây dựng và phát triển giáo dục.

Ngoài những phẩm chất và năng lực, người cán bộ quản lý trường PTDTNT phải có những kỹ năng như:

Kỹ năng được đặc trưng bằng tổ hợp những tri thức kỹ xảo đã có. Luyện tập là con đường hình thành kỹ năng, khi đã có kỹ năng thì con người hoàn thành tốt các công việc không chỉ ở trong những điều kiện bình thường mà hoàn thành tốt trong cả những điều kiện phức tạp, điều kiện thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21

số kỹ năng cơ bản nhất gắn chặt với chức năng quản lý ở trường PTDTNT; có tính chất quyết định đến hiệu quả quản lý. Đó là kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng nhân sự, kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng thông tin.

+ Kỹ năng nhận thức: Đó là khả năng nắm bắt được, khả năng tư duy về những sự việc trong quản lý của người cán bộ quản lý trường học, khả năng nhận thấy vấn đề cần giải quyết trong công việc; khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, phán đoán và dự báo để nâng cao nhận thức và cách giải quyết vấn đề; khả năng hiểu biết các mối quan hệ gữa các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường, giữa nhà trường và xã hội, là khả năng hiểu biết con người và công việc của họ trong phạm vi mình quản lý.

+ Kỹ năng ra quyết định: Đó là khả năng đưa ra các quyết sách, khả năng quyết đón, tranh thủ chớp thời cơ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người cán bộ quản lý. Đòi hỏi người cán bộ quản lý có bản lĩnh vững vàng năng động, sáng tạo, có khả năng đưa ra những quyết sách đúng đắn, kịp thời để giải quyết những vấn đề cấp thiết, quan trọng nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể nhà trường.

+ Kỹ năng nhân sự: Đó là khả năng giao tiếp nhằm duy trì các mối quan hệ trong nội bộ nhà trường cũng như giữa nhà trường với bên ngoài. Đó là khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, động viên và xử lý các sung đột trong nội bộ và khả năng cùng làm việc với mọi người. Người quản lý có kỹ năng nhân sự tốt là biết động viên, khuyến khích, thúc đẩy những người dưới quyền tham gia vào quá trình quyết định; phát huy được năng lực sở trường, tâm huyết của họ trong công việc chung, làm cho họ bộc lộ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình để từ đó sắp xếp, giải quyết công việc có hiệu quả nhất; là người biết tôn trọng quý mến người khác và được nhiều người tin tưởng, quý trọng thể hiện ở khả năng phát và thu nhận thông tin.; là người có hiểu biết sâu sắc về văn hoá ứng xử, có hành vi, tác phong, cách diễn đạt chuẩn mực.

+ Kỹ năng kỹ thuật: Đó là những kỹ năng thể hiện các chức năng quản lý như: Kỹ năng dự báo, kế hoạch hoá, kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc; kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22

năng kiểm tra, đánh giá trong quản lý. Đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, có khả năng bao quát công việc, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, có quyết sách đúng đắn.

+ Kỹ năng thông tin: Thông tin là huyết mạch của quản lý, là mạch máu lưu thông tin tức giữa các bộ phận trong nhà trường cũng như giữa nhà trường với xã hội, bảo đảm cho bộ máy hoạt động, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý. Để hoạt động quản lý của nhà trường có hiệu quả, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết truyền phát và thu nhận thông tin, biết sàng lọc và xử lý thông tin. Tức là phải biết tôn trọng và lắng nghe những ý kiến của người dưới quyền và ý kiến của quần chúng, từ đó phân tích, tổng hợp, so sánh, lựa chọn, biến khối thông tin đa dạng, phức tạp thành lượng tri thức thông tin cần thiết có giá trị.

1.1.4.3. Những yêu cầu về hiệu quả lao động của người CBQL trường PTDTNT

Toàn bộ phẩm chất của người CBQL trường PTDTNT được thể hiện ở hiệu quả lao động. Trong hoạt động quản lý, ngoài việc thực hiên chức trách, nhiệm vụ của người quản lý như: Xây dựng kế hoạch, quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; người cán bộ quản lý còn phải xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh. Nghĩa là phải xây dựng được mối quan hệ đoàn kết trong tập thể, mọi thành viên trong tập thể thực sự là đoàn kết, gắn bó mật thiết, thương yêu, tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì vậy, người cán bộ quản lý phải là cái kim khâu lại mối đoàn kết trong nội bộ nhà trường, là cán cân cho sự công bằng cho đội ngũ giáo viên, học sinh trong toàn trường. Tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường - gia đình và xã hội, vì mục tiêu chung, luôn đổi mới và tự đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 26 - 31)