Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộquản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 66 - 69)

Thực hiện hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ các cấp của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong thời gian từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 việc quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường đã được được chú trọng, dần đi vào nền nếp. Theo phân cấp quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang trực tiếp quản lý các trường Trung học phổ thông (trong đó có trường chuyên biệt như THPT Chuyên, PTDTNT THPT), các trường PTDTNT THCS cấp huyện, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang đã trực tiếp hướng dẫn các đơn vị xây dựng quy hoạch và phê duyệt quy hoạch, sử dụng quy hoạch cán bộ quản lý của các đơn vị này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58

Để đánh giá về thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong 4 năm học (từ năm học 2009 -2010 đến năm học 2012-2013), tác giả đã gửi phiếu trưng cầu ý kiến của:

+ 15 cán bộ quản lý gồm: lãnh đạo Sở; Chủ tịch Công đoàn ngành; trưởng phòng, Phó Trưởng phòng công tác thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang (viết tắt trong bảng hỏi: SGD)

+ 121 giáo viên 6 trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang (viết tắt trong bảng hỏi: GV)

+ 18 ý kiến của đội ngũ CBQL trường PTDTNT (viết tắt trong bảng hỏi: HT), kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Ý kiến của khách thể nghiên cứu về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

Mức độ đánh giá

Đánh giá của GV Đánh giá của CBQL (gồm SGD+CBQL các trƣờng PTDTNT)

Đánh giá chung (gồm GV+CBQL)

n=121 n=33 n=154

Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %

Đã làm rất tốt 2 0,16 0 0 2 0,12

Đã làm tốt 25 20,6 6 15.1 31 20,12

Bình thường 63 52.06 12 36.4 81 48,7

Chưa tốt 31 25,6 18 45.5 52 33,8

Qua tổng hợp ý kiến của khách thể nghiên cứu tại bảng 2.12, kết quả cho thấy: Mức độ đánh giá “Đã làm rất tốt”: tỷ lệ ý kiến cho rằng từ năm học 2009-2010 đến năm học 2012-2013 rất thấp (chiếm 0,12%) cho rằng Sở Giáo dục và Đào tạo đã làm rất tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL trường PTCTNT; Mức độ đánh giá “Đã làm tốt” có 31 ý kiến đạt tỷ lệ 20,12%; Mức độ đánh giá “Bình thường” có 81 ý kiến chiếm tỷ lệ 48,7%; mức độ đánh giá “Chưa tốt” có 52 ý kiến chiếm tỷ lệ 33,8%.

Từ kết quả trên cho thấy việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang chưa thực sự được chú trọng, nhất là trong giai đoạn bắt đầu xây dựng Đề án thành lập 4 trường PTDTNT cấp huyện. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc Sở Giáo dục và đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59

tạo Tuyên Quang chưa thực sự chủ động trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL nói chung trong đó có đội ngũ CBQL các trường PTDTNT nói riêng đồng thời cũng là nguyên nhân của việc thiếu hụt cán bộ, cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị trước khi bổ nhiệm.

Qua thực hiện, có thể đánh giá như sau:

Ưu điểm:

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt quy hoạch cán bộ quản lý cho các đơn vị trực thuộc Sở giai đoạn 2010-2015 cho 100% các đơn vị trường học, trong đó có các trường PTDTNT của tỉnh, trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, hằng năm các nhà trường có đánh giá, bổ sung, điều chỉnh.

- Cán bộ được quy hoạch được xây dựng, phê duyệt bảo đảm tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tỉnh tại Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/1210 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang Quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của Sở Giáo dục và Đào tạo; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện [28];

- Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL đã có tác dụng quan trọng trong việc lựa chọn bổ sung cán bộ quản lý và đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói chung trong đó có đội ngũ CBQL các trường PTDTNT của tỉnh.

Hầu hết cán bộ được quy hoạch có ý thức học hỏi, rèn luyện, phấn đấu, sau khi bổ nhiệm có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Hạn chế:

- Về Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 19/9/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 [29] nhưng đến thời điểm hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên, trong đó có đội ngũ phục vụ cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60

việc phát triển các trường THDTNT để thực hiện quy hoạch tổng thể của ngành một cách có hệ thống và chủ động về đội ngũ. Đây là hạn chế cơ bản.

- Quy hoạch cán bộ quản lý của từng đơn vị trường PTDTNT tuy đã được phê duyệt nhưng vẫn còn những hạn chế sau: Cán bộ trong nguồn quy hoạch đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức nhưng năng lực làm việc thực tế còn hạn chế; quy hoạch một số trường chưa hợp lý về độ tuổi, cơ cấu giới, dân tộc, thâm niên quản lý, cơ cấu bộ môn.

- Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ trong quy hoạch còn chậm, có trường hợp chưa thực hiện được; chưa đồng thời với phân công, giao việc cho cán bộ để thử thách rèn luyện bồi dưỡng. Chưa có kế hoạch luân chuyển nguồn cán bộ trong quy hoạch để cán bộ có cơ hội làm việc ở những môi trường khác nhau.

- Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch các trường PTDTNT chưa gắn với việc xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng dẫn mới của Bộ Nội vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 66 - 69)