Lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộquản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 69 - 72)

Công tác lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý hệ thống trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang cơ bản được thực hiện tốt; quy trình bổ nhiệm cán bộ được thực hiện chặt chẽ đúng quy định, đảm bảo công khai, dân chủ, chỉ còn hai bước chưa thật sự cần thiết do phân cấp quản lý cán bộ của UBND tỉnh cần khắc phục.

Đối với các trường học nói chung, đặc biệt là hệ thống trường chuyên biệt như trường PTDTNT công tác lựa chọn bổ nhiệm cán bộ quản lý là công tác hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự phát triển, chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng xây dựng đội ngũ của một đơn vị trường học. Trong kế hoạch, tháng 8/2014, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang sẽ có Quyết định thành lập mới trường PTDTNT THCS tại huyện Lâm Bình, 01 huyện miền núi đặc bi

-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cho nhà trường ngay sau khi có quyết định thành lập là việc cần phải chuẩn bị ngay.

- Về thực trạng:

Trong thời gian từ năm học 2009-2010 đến nay, công tác lựa chọn bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang đã được thực hiện cơ bản đúng quy định, trước hết cán bộ bổ nhiệm phải có trong quy hoạch, tại thời điểm bổ nhiệm phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, phải có tín nhiệm cao trong tập thể. Công tác lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ theo đúng quy trình đã góp phần quan trọng để có một đội ngũ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực quản lý, có tâm huyết.

Tuy nhiên, hiện nay, trong hệ thống các trường PTDTNT của tỉnh, đặc biệt là tại 2 trường được thành lập trước còn có 2 cán bộ quản lý đã cao tuổi, là người dân tộc thiểu số đã giữ chức vụ gần hết 2 nhiệm kỳ, tại thời điểm bổ nhiệm thì cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ, đến nay, do không cập nhật kiến thức mới, tuổi cao, sức ỳ lớn, hiệu quả công việc thấp nhưng chưa luân chuyển hoặc bố trí việc khác được, điều này làm hạn chế đến chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục của nhà trường.

+ Các trường PTDTNT THCS tuy nằm ở trung tâm các huyện nhưng hầu hết các huyện của tỉnh Tuyên Quang đều cách xa thành phố (có huyện cách thành phố 160km), diều kiện kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, do vậy, một số CBQL sau khi được bổ nhiệm một thời gian, cơ bản thành thạo công việc, thông thuộc địa hình, hiểu tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số, của các em học sinh thì lại có nguyện vọng xin chuyển công tác, điều này cũng gây những khó khăn nhất định trong việc sử dụng đội ngũ.

+ Chưa có kế hoạch đào tạo đội ngũ CBQL là người địa phương để họ yên tâm công tác, tình nguyện gắn bó lâu dài, đặc biệt là ở các huyện xa trung tâm thành phố.

+ Việc thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường

PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay theo quy định phân cấp quản lý của UBND tỉnh vẫn còn có bước không cần thiết, có trường hợp gây chậm chễ về thời gian, thiếu sự chủ động cho cơ quan quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62

Quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang được thực hiện như sau:

Bảng 2.13: Quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý trƣờng PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

Các bƣớc Quy trình bổ nhiệm

Nội dung công việc Đơn vị thực hiện

Ý kiến về mức độ cần thiết

Bƣớc 1

Đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương và dự kiến phân công nhiệm vụ đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm (trừ đơn vị mới được thành lập)

Hiệu trưởng Cần thiết

Bƣớc 2

- Thông báo công khai nhu cầu về số lượng cán bộ quản lý cần bổ nhiệm; điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ quản lý trước tập thể cán bộ giáo viên.

Hiệu trưởng Cần thiết

Bƣớc 3

Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm:

- Thông báo quy hoạch cán bộ quản lý của đơn vị

- Thông báo điều kiện, tiêu chuẩn vị trí cần bổ nhiệm.

- Lấy phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên đối với nhân sự có trong quy hoạch, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn.

Lãnh đạo Sở

Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu thực hiện

Rất cần thiết

Bƣớc 4

Tổ chức họp Đảng uỷ, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Báo cáo kết quả kết quả lấy phiếu tín nghiệm - Thống nhất ý kiến nhận xét đánh giá nhân sự dự kiến đủ điều kiện bổ nhiệm.

Đảng uỷ, Lãnh đạo Sở Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu thực hiện

Rất cần thiết

Bƣớc 5

Xin ý kiến thoả thuận của Huyện uỷ (Thành uỷ) về nhân sự đối với cán bộ dự kiến bổ nhiệm

Lãnh đạo Sở Giáo

dục và Đào tạo Cần thiết

Bƣớc 6

- Phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn của nhân sự dự kiến bổ nhiệm - Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Sở Nội vụ Không cần thiết Bƣớc 7

- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến bằng văn bản, giao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm theo đúng quy định; giao Giám đốc Sở Nội vụ kiểm tra việc thực hiện

Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh

Không cần thiết

Bƣớc 8 Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Rất cần thiết

Bƣớc 9

Công bố Quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho cán bộ được bổ nhiệm trước tập thể cán bộ giáo viên tại đơn vị có cán bộ được bổ nhiệm

Lãnh đạo Sở Giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang)

- Ƣu điểm của quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý trƣờng PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

Việc bổ nhiệm CBQL các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang được thực hiện với 9 bước như trên, đảm bảo theo quy định và phân cấp quản lý cán bộ của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

+ Thể hiện tính chủ động, vai trò của lãnh đạo nhà trường trong việc có văn bản trình cơ quan quản lý phê duyệt về chủ trương bổ nhiệm và dự kiến phân công nhiệm vụ đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm tại đơn vị mình

+ Thể hiện tính khách quan, dân chủ, trách nhiệm, và quyền tín nhiệm, giới thiệu về nhân sự sẽ đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo của cán bộ giáo viên trong nhà trường. Đây là một trong các bước rất cần thiết trong quy trình bổ nhiệm cán bộ. Theo đánh giá, ý kiến của cán bộ, giáo viên về nhân sự chính xác 85 đến 95%, là kênh thông tin quan trọng để các cấp quản lý tham khảo khi lựa chọn và quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý.

+ Thể hiện sự thận trọng, nghiêm túc trong công tác cán bộ. Cùng một việc có nhiều cấp tham gia, cho ý kiến, giảm tối đa những vấn đề mang tính chủ quan, áp đặt, yếu tố cá nhân trong việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ.

- Hạn chế của quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý trƣờng PTDTNT tỉnh Tuyên Quang

Trong 9 bước của quy trình bổ nhiệm cán bộ có 02 bước là bước 6 và bước 7, tác giả thấy rằng không cần thiết. Một trong những yêu cầu của việc đổi mới quản lý giáo dục đó là sự phân cấp quản lý mạnh, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động của Sở Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể phân cấp triệt để cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, cho thôi giữ chức vụ đối với cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 69 - 72)