KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM KT-XH TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 43 - 105)

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về phía bắc, tỉnh Đắc Lắc về phía tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía tây nam, tỉnh Ninh Thuận về phía nam, và Biển Đông về phía Đông. Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km2. Khánh Hòa cách Hà Nội 1.280 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km, nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không với cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng trên trục đường hàng hải quốc tế Nam – Bắc Á.

Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26oC. Lượng mưa trung trình trên dưới 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 - 12 tập trung 70 – 80% lượng mưa cả năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hằng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7oC.

Khánh Hòa có đường bờ biển dài khúc khuỷu, có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để thành lập khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung. Nói đến phát triển kinh tế của Khánh Hòa không thể không nói đến 3 khu kinh tế trọng điểm là khu kinh tế Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh.

3.1.2. Đặc điểm KT-XH

Kinh tế tăng trưởng liên tục tương đối cao, đạt được những thành tựu quan trọng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH, Khánh Hòa đang từng bước trở thành một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của cả nước.

3.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế

Thời gian qua, Tỉnh Khánh Hòa cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng lạm phát và tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai, dịch bệnh,… Mặc dù vậy, Khánh Hòa không ngừng nỗ lực,

phát huy tiềm năng, thế mạnh, đạt được thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế Tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2009-2012

Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

1. Tổng GDP (giá SS 1994) 11.099 12.319 13.311 14.442

- Công nghiệp – Xây dựng 4.479 4.878 5.201 5.782

- Dịch vụ (cả thuế NK dầu) 4.937 5.733 6.373 6.891

- Nông, ngư nghiệp 1.683 1.708 1.737 1.769

2. Tốc độ tăng GDP (%) 10,2 11,0 8,05 8.5

- Công nghiệp – Xây dựng 10,4 11,0 6,96 6,33

- Dịch vụ 13,5 14,4 11,03 12,29

- Nông, ngư nghiệp 1,3 1,0 1,67 1,88

3.Tổng GDP (giá HH-Tỷ đồng) 28.100 33.749 38.578 46.094 4.GDP/người (Tr.đ-giá HH) 24.223 28.902 32.857 38.963

(Nguồn: Niên giám Thống kê Tỉnh Khánh Hòa năm 2012)

Thời kỳ 2009-2010, kinh tế tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ tương đối cao, bình quân đạt 10,6%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 11,5%, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,2%, dịch vụ (gồm cả thuế nhập khẩu dầu) tăng 12,9%, riêng dịch vụ tăng 10,7%. Từ năm 2011-2012, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 8%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 6,6%, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 1,8%, dịch vụ (gồm cả thuế nhập khẩu dầu) tăng 11,7%.

3.1.2.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thời gian qua, cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa chuyển dịch theo hướng hiện đại và đạt được những chuyển biến vượt bậc. Đến năm 2012 tỷ trọng các ngành dịch vụ - du lịch trong cơ cấu GDP đạt 44,86%, công nghiệp-xây dựng 43,24%, nông-lâm-thuỷ sản 11,9%. Dịch vụ-du lịch đang từng bước phát huy lợi thế cạnh tranh của mình và từng bước vươn lên dẫn đầu trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng tăng khá nhanh, từ 40,5% năm 2005 lên 44,19% năm 2010, và lên 44,86%. Ngành dịch vụ trung chuyển xăng, dầu đã có đóng góp khá lớn (6,87%) vào GDP của Khánh Hòa. Tiềm lực về cơ sở vật chất, dịch vụ của ngành du lịch đang có bước phát triển mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng.

Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng duy trì ở mức khoảng 42% nhưng có sự chuyển dịch về chất. Bước đầu đã hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn như đóng tàu, chế biến, xuất khẩu thủy sản... Nhiều sản phẩm mới đã tham gia xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước như đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; chế biến thuốc lá,

hạt điều, hải sản, yến sào, đường mật; quần áo may sẵn, sản xuất sợi…

Khu vực nông nghiệp có tỷ trọng giảm, năm 2012 giảm còn 11,9%. Diện tích cây trồng, số lượng gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao ngày càng được tăng lên.

3.1.2.3. Về đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2006-2010 đạt 47.455 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước chiếm khoảng 34%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 4,8%, các nguồn vốn doanh nghiệp, vốn dân v.v. chiếm 61,2%. Riêng năm 2010, tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 15.524 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006. Năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 19.815 tỷ đồng, tăng 9,17% so với năm 2011.

3.1.3. Đặc điểm NNL Tỉnh Khánh Hòa 3.1.3.1. Hiện trạng về số lượng 3.1.3.1. Hiện trạng về số lượng

a. Dân số và cơ cấu nhân lực theo giới tính, nhóm tuổi

Dân số trung bình của Tỉnh Khánh Hoà năm 2005 là 1.118.977 người, đến năm 2009 là 1.158.171 người và đạt tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2005-2009 là 0,9%/năm. Sự tăng lên của quy mô dân số đã kéo theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn lao động trên địa bàn tỉnh từ 701.210 người năm 2005 lên 727.547 người vào năm 2012, đạt tốc độ tăng bình quân 3,76%/năm trong giai đoạn 2005 – 2012.

Bảng 3.2. Quy mô dân số tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2005 – 2012

Đơn vị: Người

Stt Chỉ tiêu 2005 2009 2012

1 Dân số trung bình 1.118.977 1.158.171 1.183.009

- Nam 554.341 571.912 584.846

- Nữ 564.636 586.259 598.163

- Lao động nông thôn 679.443 697.219 656.755

2 Tỷ lệ tăng dân số % 11,9 11,0 10,9

3 Dân số trong độ tuổi lao động 701.210 703.392 727.547

(Nguồn: Niên giám Thống kê Tỉnh Khánh Hòa các năm 2005-2009-2012)

- Cơ cấu nhân lực theo giới tính: Tốc độ tăng trưởng của lao động nữ cao.

Nữ trong LLLĐ cao hơn nam trong suốt giai đoạn 2005-2012, chiếm tỷ trọng khoảng 50,5% trong tổng số LLLĐ. Các ngành công nghiệp may mặc, chế biến, gia công lắp ráp phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động nữ.

- Cơ cấu nhân lực theo nhóm tuổi: Nhân lực đa số trẻ, lao động có độ tuổi

dưới 35 chiếm 42%; phân bổ chủ yếu ở khu vực đô thị, chiếm 85,62%, khu vực nông thôn chiếm 14,38%. Cơ cấu này phù hợp với yêu cầu của Khánh Hòa trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH với các ngành công nghiệp gia công, chế biến ở dạng thô, cơ khí lắp ráp… đòi hỏi LLLĐ phần lớn là lớp trẻ, có sức khoẻ.

Giai đoạn 2005-2012, tốc độ tăng dân số trung bình của Khánh Hòa là 10.9%/năm, đạt mức tăng bình quân 10,176 ngàn người/năm. Theo đó, LLLĐ giai đoạn 2005-2012 đạt bình quân 562 ngàn lao động/năm, tăng bình quân 0,9%/năm (tương đương 4,9 ngàn lao động/năm). LLLĐ này được bổ sung khoảng 50% từ dân số bước vào độ tuổi lao động và 50% từ nguồn tăng dân số cơ học hàng năm.

3.1.3.2. Hiện trạng chất lượng nhân lực a. Trình độ học vấn a. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn phổ thông của LLLĐ không ngừng được nâng lên. Điều này thể hiện ở số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học trong LLLĐ ngày càng giảm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ; năm 2005 tỷ lệ này là 2,08%, đến năm 2012 giảm còn 1,6%. Số lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông tăng về số tuyệt đối cũng như tỷ lệ; năm 2005 tỷ lệ này là 23,26%, năm 2012 tăng lên 28,31%.

Bảng 3.3. Trình độ học vấn của LLLĐ giai đoạn 2005-2012

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2012

Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Chưa bao giờ đi học 12.548 2,27 11.880 2,08 9.403 1,6 Chưa tốt nghiệp tiểu học 70.641 12,79 47.150 8,24 33.685 5,78 Tốt nghiệp tiểu học 197.214 35,70 194.365 33,99 199.045 34,18 Tốt nghiệp THCS 143.529 25,98 166.250 29,07 175.322 30,11 Tốt nghiệp THPT 128.445 23,26 152.234 26,62 164.887 28,31

Tổng cộng 552.377 100 571.879 100 582.342 100

(Nguồn: Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa)

b. Trình độ chuyên môn kỹ thuật

- Cơ cấu LLLĐ theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật:

Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ Tỉnh Khánh Hoà tăng lên rõ rệt ở các cấp trình độ. Tuy nhiên, cơ cấu đào tạo lao động còn bất hợp lý và chậm thay đổi. Từ số liệu Bảng 3.4. cho thấy năm 2005 tỷ lệ 1 CĐ, ĐH – 0,7 TCCN – 0,5

CNKT, đến năm 2012. tỷ lệ này: 1 CĐ, ĐH –0,48 TCCN – 0,36 CNKT. Nếu so sánh với bảng mẫu quốc tế về cấu trúc lao động của Quỹ dân số Liên hợp quốc (1 – 4– 10), thì tỉnh Khánh Hoà đang trong tình trạng thiếu hụt đội ngũ công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo, trong khi số lượng lao động chưa qua đào tạo lại rất lớn (luôn trên 50% tổng LLLĐ). Tình trạng NNL kém chất lượng chỉ có thể phục vụ chủ yếu cho các ngành thâm dụng lao động với NSLĐ, giá trị gia tăng thấp và có tác động tiêu cực đến sự phát triển của các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và những ngành công nghiệp công nghệ cao. Chất lượng nhân lực thấp và không được đào tạo bài bản đã khiến cho NLĐ địa phương phải chịu thua thiệt và nhường lại các vị trí có thu nhập cao cho người nước ngoài.

Bảng 3.4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LLLĐ 2005-2012

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2012

Stt Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 Đào tạo ngắn hạn 59.798 10,83 179.279 10,83 180.549 31,84 2 Sơ cấp, CN kỹ thuật 19.400 3,51 20.538 3,51 19.724 3,47 3 TCCN, TCN 27.338 4,95 29.420 4,95 26.571 4,68 5 Cao đẳng - Đại học 38.598 6,99 46.993 6,99 55.550 9,79 6 Trên Đại học 543 0,1 1.413 0,1 1.315 0,23 7 Khác 406.700 73,63 294.236 73,63 283.237 49,95 Tổng cộng 552.377 100 571.879 100 566.946 100

(Nguồn: Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa)

- Cơ cấu nhân lực theo cơ cấu ngành nghề:

Cơ cấu nhân lực tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, từ 32,68% năm 2005 lên 33,42% năm 2009, và đến năm 2012, chiếm tỷ trọng 68,24%. Lao động ngành nông nghiệp giảm từ 44,46% năm 2005 xuống còn 37,96% năm 2009, và 11,04% năm 2012; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng g mạnh lên 28,62% vào năm 2009, nhưng đến năm 2012 giảm còn 20,3% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của Tỉnh Khánh Hòa.

Bảng 3.5. Cơ cấu lao động đang làm việc theo cơ cấu ngành nghề 2005-2012

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2012

Stt Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 Nông-Lâm-Thủy sản 237.973 44,46 207.702 37,96 57.704 11,04 2 Công nghiệp-Xây dựng 122.359 22,86 156.597 28,62 106.055 20,3 3 Dịch vụ 174.921 32,68 182.861 33,42 358.593 68,64 Tổng cộng 535.253 100 547.161 100 522.352 100

(Nguồn: Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa)

3.1.3.3.Hiện trạng đào tạo nhân lực a. Hệ thống đào tạo a. Hệ thống đào tạo

Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa có 58 cơ sở đào tạo nghề, bao gồm 17 cơ sở đào tạo nghề công lập và 41 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cụ thể như sau: 3 trường CĐN, trong đó 1 trường công lập thuộc UBND Tỉnh (Trường CĐN Nha Trang) và 1 trường ngoài công lập (Trường CĐN Quốc tế Nam Việt), 1 trường Cao đẳng trực thuộc Trung ương (Trường CĐN Du lịch Nha Trang); 6 trường TCN, trong đó 5 trường công lập thuộc Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa (Trường TCN Cam Ranh; Trường TCN Ninh Hòa, Trường TCN Vạn Ninh, Trường TCN Diên Khánh, Trường TCN Cam Lâm), và 1 trường ngoài công lập (Trường TCN Nha Trang); 3 Trường Đại học, Cao đẳng có tham gia dạy nghề (Trường Đại học Nha Trang; Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa; Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang); 1 Trường Trung cấp chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề (Trường Trung học Kinh tế Khánh Hòa thuộc Sở GD&ĐT Khánh Hòa); 1 trường có tham gia dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng (Trường Kỹ thuật miền Trung); 7 TTDN, trong đó 3 trung tâm ngoài công lập (TTDN YASAKA Sài gòn- Nha Trang; Trung tâm Đào tạo - Sát hạch lái xe Hồng Bàng; TTDN Tập đoàn Mai Linh - Nam Trung bộ và Tây nguyên), 2 TTDN công lập tại Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; 2 trung tâm Giới thiệu việc làm có tham gia dạy nghề (Trung tâm Giới thiệu việc làm Khánh Hòa và Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Liên đoàn Lao động Tỉnh); 2 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp thuộc Sở GD&ĐT Tỉnh Khánh Hòa có tham gia dạy nghề; 1 trung tâm Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Tỉnh Khánh Hòa có tham gia dạy nghề; 41 cơ sở khác có dạy nghề ngoài công lập.

Bảng 3.6. Số lượng cơ sở dạy nghề tỉnh Khánh Hoà đến 31/12/2012

Theo cấp quản lý Theo sở hữu Chỉ tiêu Tổng số cơ sở dạy nghề Trung ương Địa phương Công lập Ngoài công lập Trường Cao đẳng nghề 3 1 2 2 1 Trường Trung cấp nghề 6 6 5 1

Trung tâm dạy nghề 7 7 2 5

Các cơ sở khác có dạy nghề 42 3 39 12 30

Tổng cộng 58 4 54 21 37

(Nguồn: Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa)

b. Quy mô, cơ cấu, số lượng, trình độ các nghề đào tạo - Quy mô đào tạo nghề:

Hàng năm, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa đào tạo được 23.950 người, trong đó: CĐN: 1.250 người; TCN: 4.920 người; SCN: 14.275 người; Dạy nghề thường xuyên: 3.505 người.

- Cơ cấu nghề đào tạo:

Cơ cấu ngành nghề đào tạo tại các cơ sở dạy nghề tập trung các nhóm ngành gồm: Nhóm ngành công nghiệp-xây dựng: 6.706 người/năm, chiếm 28%; Nhóm ngành nông-lâm-thủy sản: 8.383 người/năm, chiếm 35%; Nhóm ngành dịch vụ-du lịch: 8.861 người/năm, chiếm 37% trong tổng ngành đào tạo.

- Ngành nghề đào tạo:

+ Trình độ CĐN mỗi năm đào tạo 1.250 người đạt 5,21% gồm các nghề: Dịch vụ nhà hàng, Quản trị khách sạn, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh-điều hòa không khí, May thiết kế thời trang, Kế toán doanh nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp…

+ Trình độ TCN mỗi năm đào tạo được 4.920 người đạt 20,54% gồm các nghề: Dịch vụ nhà hàng, Quản trị khách sạn, Điều hành du lịch, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Cắt gọt kim loại, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh-điều hòa không khí, May thiết kế thời trang, Kế toán doanh ngghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Sửa chữa lắp ráp máy tính, Tin học ứng dụng, Tin học quản lý, Hàn, Chế biến thực phẩm, Kỹ thuật xây dựng, Thiết kế đồ họa, Vận hành nhà máy điện…

+ Trình độ SCN và dạy nghề thường xuyên mỗi năm đào tạo được 17.780 người chiếm 74,23% gồm 10 nhóm nghề chính với 52 nghề, chi tiết như sau: Cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, sửa chữa máy nổ, may, công nghệ thông tin, lái xe, lái tàu thủy, du lịch, nữ công gia chánh, cơ khí nông thôn, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, nghiệp vụ kinh tế, kế toán, thư ký văn phòng, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe, y tá, dược sỹ, xoa bóp day ấn huyệt…

Nhìn chung, cơ cấu ngành nghề đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn chưa đa dạng, chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực của tỉnh và khu vực. Chủ yếu tập trung ở các ngành sư phạm, Nghiệp vụ văn hóa, Nghệ thuật, Y tế, kinh tế, dịch vụ, công nghệ thông tin.

3.1.3.4. Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 43 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)