PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 36 - 105)

2.2.1.Phương pháp dự báo sử dụng 2.2.1.1. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học - kỹ thuật hoặc sản xuất.

Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp này sẽ chính xác hơn nếu sử dụng nhiều chuyên gia và tổng hợp các ý kiến chuyên gia theo phương pháp toán học. Đây là phương pháp tương đối dễ thực hiện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là kết quả dự báo phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên gia được hỏi. Việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia cũng khá khó khăn. Vì thế, phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê. Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác.

Dự đoán chuyên gia là những dự đoán được dựa trên cơ sở tổng hợp và xử lý các ý kiến của chuyên gia hoặc tập thể chuyên gia, trên cơ sở thông tin vốn có của họ kinh nghiệm, cảm giác của họ.

Phương pháp chuyên gia có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để tiến hành dự đoán như phỏng vấn, hội đồng, chương trình, tương tác thay đổi. Phương pháp dự đoán chuyên gia là phương pháp hữu hiệu nhất, đôi khi là phương pháp duy nhất được sử dụng trong các trường hợp thông tin thiếu xác thực, thông tin ít được lượng hoá, đối với đối tượng phức tạp, độ chính xác không cao của môi trường hoạt động của nó, khi các phương pháp dự đoán khác không áp dụng được.

a. Cơ sở khoa học

Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của các chuyên gia.

b. Phạm vi áp dụng

Phương pháp chuyên gia được áp dụng đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp: - Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát lớn phụ thuộc nhiều yếu tố mà hiện tại còn chưa có hoặc thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định.

- Trong điều kiện còn thiếu thông tin và những thống kê đầy đủ, đáng tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo.

- Trong điều kiện có độ bất định lớn về chức năng của đối tượng dự báo (ví dụ, dự báo về ảnh hưởng qua lại giữa các ngành khoa học và kỹ thuật, dự báo về hệ thống con người – máy móc trong vũ trụ…).

- Khi dự báo trung và dài hạn những đối tượng thuộc các ngành công nghiệp mới, chịu ảnh hưởng mạnh bởi những phát minh trong khoa học cơ bản (Công nghiệp vi sinh học, điện tử thông tin).

- Trong điều kiện thiếu thời gian, hoàn cảnh cấp bách phương pháp chuyên gia cũng được áp dụng để đưa ra các dự báo kịp thời.

c. Phương pháp thực hiện

- Lập danh sách chuyên gia: Căn cứ các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên

cứu, lĩnh vực nghiên cứu để mời các chuyên gia (có thể là trực tiếp hoặc thông qua tự giới thiệu). Yêu cầu đối với nhóm chuyên gia:

+ Năng lực: Là trình độ của chuyên gia đó trong một lĩnh vực nhất định. Năng

lực chuyên môn được thể hiện trước hết và bao trùm nhất ở kết quả công tác của chuyên gia và các yếu tố cụ thể: học vấn, công trình nghiên cứu: đề tài khoa học, bài báo công bố, ấn phẩm, chức vụ… Năng lực của chuyên gia được đánh giá bằng hệ số năng lực (k) tính trên cơ sở phán đoán của chuyên gia về mức độ được thông tin của mình về vấn đề dự báo và chỉ rõ căn cứ lập luận những ý kiến của họ.

+ Tính sáng tạo: Là khả năng giải quyết những vấn đề có tính độc đáo.

+ Thái độ của chuyên gia về cuộc trưng cầu: Thái độ thụ động của chuyên gia hay công việc quá bận rộn hoặc các nhân tố khác có thể làm ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành công việc của chuyên gia. Do đó việc tham gia của chuyên gia vào các cuộc trưng cầu ý kiến phải được xem là một hoạt động có kế hoạch và được động viên cả về mặt vật chất lẫn mặt tinh thần.

+ Bệnh dựa dẫm: Tính chất này thể hiện ở tình trạng nêu ý kiến đánh giá không nhất quán, vì vậy trong trưng cầu ý kiến đòi hỏi chuyên gia đánh giá có lập trường khoa học thể hiện sự phản ánh nhất quán xu thế phát triển của đối tượng dự báo.

+ Khả năng phân tích về bề rộng tư duy: Là những đặc trưng cần thiết cho 1 chuyên gia đặc biệt là khi giải quyết các vấn đề quan trọng. Một chuyên gia có kiến thức sâu nhưng mắc căn bệnh “thiển cận nghề nghiệp’’ thì không thể giải quyết có chất lượng các vấn đề. Trong trường hợp này cần phải có cái nhìn vượt ra khỏi khuôn khổ những quan niệm đã hình thành.

+ Khả năng thiết kế của tư duy: Chuyên gia phải đưa ra các giải pháp có tính thực tế vì tính thực tế trong việc giải quyết các vấn đề là hết sức quan trọng.

+ Tính tập thể: Đạo đức hành vi của con người trong tập thể nhiều khi có ảnh hưởng tới việc tạo ra một bầu không khí, tâm lí tốt đẹp và do đó ảnh hưởng tới kết quả giải quyết vấn đề.

+ Tính tự phê bình của chuyên gia: Nó được thể hiện khi chuyên gia đánh giá năng lực của bản thân, cũng như khi giải quyết vấn đề nghiên cứu.

- Lựa chọn nhóm chuyên gia: Việc lựa chọn nhóm chuyên gia bao gồm 2 nội

dung: Xác định số lượng các chuyên gia và danh sách các chuyên gia cụ thể. Căn cứ để lựa chọn dựa vào hệ số năng lực hoặc điểm của các chuyên gia. Sau khi tính được điểm của từng chuyên gia, sắp xếp danh sách các chuyên gia theo số điểm giảm dần như bảng sau:

Thứ tự Tên chuyên gia Điểm (Ti) L Dl

1 A 0,85 1 0,85 2 B 0,8 2 0,82 3 C 0,72 3 0,79 4 D 0,68 4 0,76 5 E 0,5 5 0,71 6 G 0,3 6 0,64 7 H 0,28 7 0,59 8 I 0,2 8 0,54 9 K 0,18 9 0,5 10 M 0,12 10 0,46

Dựa vào bảng tính điểm trung bình cho từng nhóm chuyên gia theo công thức sau:

Di = N N

i pi

Trong đó: Ti là điểm của chuyên gia i.

Việc lựa chọn các nhóm chuyên gia phụ thuộc vào 2 yếu yố: mức độ tin cậy của vấn đề dự báo và ràng buộc về mặt tài chính. Giả sử vấn đề dự báo đòi hỏi độ tin cậy >= 0.55 thì ta loại bỏ 3 chuyên gia cuối cùng nhưng các khoản tài chính chỉ đủ cho 6 chuyên gia thì ta phải bỏ thêm chuyên gia thứ 7.

2.2.1.2. Phương pháp ngoại suy xu thế

Về nguyên tắc có thể dự báo NNL theo phương pháp ngoại suy xu thế trên cơ sở các số liệu thống kê tình hình lao động trong quá khứ. Điều kiện có thể tiến hành là thu thập được đủ các số liệu thống kê phản ánh biến động của NNL trong thời kỳ đã qua. Kết quả dự báo có được trên cơ sở giả thiết sự biến động của chỉ tiêu dự báo về cơ bản không khác biệt nhiều so với xu hướng biến động trong quá khứ. Khi dự báo bằng phương pháp này cần chú ý đến tính tự hồi quy trong các chuỗi thời gian mà độ trễ thường kéo dài khoảng trên dưới vài chục năm. Để nâng cao độ tin cậy của dự báo cần có thêm số liệu và thông tin về KT-XH để điều chỉnh dự báo.

Phương pháp ngoại suy xu thế là phương pháp dự báo theo đường xu hướng (hồi quy theo thời gian). Đường xu hướng còn có tên gọi là đường hồi quy. Các phương pháp dự báo nhu cầu theo đường xu hướng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định đường xu hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường xu hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đường xu hướng lý thuyết, tiến hành dự báo nhu cầu cho các năm tương lai. Để xác định được đường xu hướng lý thuyết, đòi hỏi phải có nhiều số liệu trong quá khứ.

Đường xu hướng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Để biết được đường xu hướng là tuyến tính hay phi tuyến tính, trước hết ta cần biểu diễn các nhu cầu thực tế trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng phát triển của các dữ liệu đó. Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng hoặc giảm tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định thì ta có thể vạch ra một đường thẳng biểu hiện chiều hướng đó. Nếu các số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăng nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có thể sử dụng các đường cong thích hợp để mô tả sự biến động đó (đường parabol, hyperbol, logarit…). Tuy nhiên, trong tài liệu này trình bày chủ yếu về đường thẳng.

Phương trình đường thẳng có dạng: Y = ax + b. Trong đó:

Y: - Số nhu cầu thực tế (nếu là thời kỳ quá khứ);

- Số dự báo (nếu là thời kỳ tương lai);

X: Số thứ tự các thời kỳ (biến thời gian); số giai đoạn khảo sát a: Độ dốc của đường xu hướng;

b: Tung độ gốc; n: Số lượng quan sát. 2 2 . . ( ) x y nx y a x n x      byax

Lưu ý: Trường hợp a >0: Đường biểu diễn dốc lên; a <0: Đường biểu diễn dốc xuống; a=0: Đường biểu diễn nằm ngang.

2.2.2.Quy trình dự báo

Căn cứ các định hướng phát triển KT-XH của Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, trong đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa: (i) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (ii) Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề; (iii) Nhu cầu ĐTN; (iv) Nhu cầu giáo viên ĐTN. Từ đó tác giả tiến hành dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, dựa trên các số liệu từ năm 2010-2012, thông qua các tham số:

+ Y: Số nhu cầu thực tế (nếu là thời kỳ quá khứ) cho giai đoạn khảo sát, gồm các chỉ tiêu: GV cơ hữu; Nhiệm vụ đào tạo; Trình độ chuyên môn; Trình độ sư phạm; Kỹ năng nghề; Ngoại ngữ; Tin học; Giới tính. Đây là biến phụ thuộc.

+ X: Số thứ tự các thời kỳ (biến thời gian); số giai đoạn khảo sát (2009 – 2012). Đây là biến độc lập.

Các bước tiến hành dự báo:

+ Xác định mục tiêu của dự báo

Dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN là một nhiệm vụ hết sức cần thiết không chỉ đối với Tỉnh Khánh Hòa mà còn với các trường trung cấp, là cơ sở của các dự báo khác, là nguồn tài liệu quan trọng trong việc hoạch định các mục tiêu, giải pháp trong việc quy hoạch dạy nghề và phát triển đào tạo nghề cũng như đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

+ Xác định độ dài thời gian dự báo từ năm 2013 đến năm 2020 + Lựa chọn phương pháp dự báo

Phương pháp ngoại suy xu thế (dãy số thời gian) dựa vào số liệu quá khứ từ năm 2010 đến năm 2012 và theo phương pháp chuyên gia. Đối với phương pháp ngoại suy xu thế phải cần có số liệu quá khứ. Với phương pháp chuyên gia thì đây là phương pháp đơn giản nhưng có kết quả cao vì lãnh đạo các trường TCN là những người hiểu rõ đơn vị mình đang ở vị trí nào và nhu cầu nhân lực của tổ chức trong thời gian tới.

+ Lựa chọn đối tượng để thu thập thông tin

Tác giả điều tra khảo sát 6/6 trường TCN trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa

+ Thu thập thông tin dự báo

Bằng bảng điều tra, phỏng vấn trực tiếp hiệu trưởng, cán bộ cung cấp thông tin, từ các trường nêu trên, số liệu từ Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa, tác giả thu thập số liệu và điều tra khảo sát được thực hiện từ tháng 9-12 năm 2013.

+ Xử lý thông tin dự báo

Bằng phương pháp thống kê, phân tích và sử dụng phần mềm excel, tác giả xác định hàm xu thế, phương trình đường thẳng có dạng: Y = ax + b và dùng phương pháp ngoại suy để ra kết quả dự báo cho thời kỳ tương lai (2013-2020).

+ Dùng phương pháp chuyên gia

Kết hợp phương pháp chuyên gia để phân tích, tính toán dựa trên tình hình thực tế và định hướng phát triển của trường cũng như mục tiêu quy hoạch phát triển dạy nghề của tỉnh để ra quyết định cuối cùng về kết quả dự báo.

2.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Nguồn số liệu đầu vào được sử dụng trong dự báo bao gồm:

- Số liệu niên giám thống kê hàng năm KT-XH Tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2012 (các chỉ tiêu kinh tế, vốn đầu tư, lao động – việc làm).

- Báo cáo Quy hoạch phát triển hệ thống đào tạo nghề Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Báo cáo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020. - Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. - Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. - Nghị Quyết của HĐND Tỉnh Khánh Hòa về kế hoạch phát triển KT-XH Tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015.

Tóm tắt Chương 2

Trong Chương này, dựa trên các căn cứ khoa học khi thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã thiết kế quy trình nghiên cứu, gồm 3 giai đoạn cơ bản (Giai đoạn chuẩn bị, hoàn thiện Đề cương nghiên cứu và bộ công cụ; Giai đoạn thu thập, xử lý thông tin số liệu, tài liệu sơ cấp, thứ cấp, Giai đoạn dự báo, phân tích và đề xuất nhóm giải pháp); xác định phương pháp dự báo áp dụng là ngoại suy xu thế kết hợp lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực lao động – việc làm của Tỉnh Khánh Hòa; xây dựng phương pháp dự báo theo 7 bước (Xác định mục tiêu của dự báo -> Xác định độ dài thời gian dự báo từ năm 2013 đến năm 2020 -> Lựa chọn phương pháp dự báo -> Lựa chọn đối tượng để thu thập thông tin -> Thu thập thông tin dự báo-> Xử lý thông tin dự báo -> Dùng phương pháp chuyên gia) thông qua nhóm các tham số dự báo: GV cơ hữu; Nhiệm vụ đào tạo; Trình độ chuyên môn; Trình độ sư phạm; Kỹ năng nghề; Ngoại ngữ; Tin học; Giới tính, trong giai đoạn 2010-2012.

Quan điểm dự báo dựa trên theo Nghị quyết của Tỉnh Khánh Hòa; Quy hoạch phát triển KT-XH Tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2020. Dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN của Tỉnh Khánh Hòa nhằm chuẩn bị cho việc đào tạo và tuyển dụng GV trong thời gian tới, đồng thời để thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông về chọn nghề. Dự báo này sẽ là cơ sở của các dự báo khác, là nguồn tài liệu quan trọng trong việc hoạch định các mục tiêu, giải pháp trong việc quy hoạch dạy nghề và phát triển đào tạo nghề cũng như đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Đây là một phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, và Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020, góp phần xây dựng

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 36 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)