Các yếu tố tác động đến phát triển NNL

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 28 - 105)

1.3.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đây là yếu tố tác động có tính quyết định đến phát triển NNL, thể hiện: (i) Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là tỷ trọng lao động qua đào tạo nghề; (ii) Dẫn đến sự ra đời của các ngành nghề mới, sự mất đi của một số ngành nghề cũ đồng thời những ngành nghề cũ không mất đi sẽ có hàm lượng công nghệ cao hơn, điều này dẫn tới việc phải đào tại lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề mới cũng như cho nhu cầu nhân lực có khả năng sử dụng công nghệ mới trong những ngành nghề cũ; (iii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kéo theo cơ cấu lại LLLĐ theo vùng và đặt ra yêu cầu mới trong đào tạo lao động và phát triển nguồn lực tại chỗ nhằm hạn chế dòng di chuyển lao động giữa các vùng, góp phần hạn chế sự chênh lệch trong phát triển KT- XH nói chung và phát triển NNL nói riêng giữa các vùng; (iv) Sự thay đổi công nghệ trong sản xuất đóng vai trò quan trọng tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách trực tiếp thông qua việc góp phần làm tăng NSLĐ, đồng thời cũng tác động

đến phát triển NNL bằng cách tác động làm thay đổi cơ cấu “cầu lao động” về chất lượng (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).

1.3.3.2. Sử dụng lao động

Sử dụng lao động là một quá trình bao gồm các bước từ tuyển dụng lao động, sử dụng lao động, trả công và đãi ngộ lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa người chủ sử dụng lao động với NLĐ được thể hiện qua tiền lương.

Tác động của yếu tố này đến phát triển NNL thể hiện trên một số mặt: (i) Là lực lượng chủ động và tích cực nhất đóng vai trò tạo việc làm và phát triển việc làm thông qua việc không ngừng thúc đẩy xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất; (ii) Đóng vai trò quyết định tới việc phát huy tối đa năng lực lao động của NLĐ. Năng lực lao động của NLĐ là tổng hòa của 3 yếu tố gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ. Những yếu tố này chỉ có thể được phát huy tối đa trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ được sử dụng hiệu quả qua tuyển dụng, bố trí đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn của NLĐ; được trả công xứng đáng; có chế độ đãi ngộ khen thưởng công bằng (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).

1.3.3.3. Giáo dục đào tạo

Trong nền kinh tế thị trường, phát triển NNL có thể được diễn đạt ở khía cạnh tạo cung lao động trên TTLĐ không chỉ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, mà quan trọng hơn đó là nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động. Khả năng này có được chủ yếu thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, học tập suốt đời và hơn nữa, đó là đào tạo theo định hướng cầu lao động. Mọi sự thay đổi của cầu lao động về số lượng, chất lượng và cơ cấu phải được nhận biết, xem xét và điều chỉnh trong đào tạo nhân lực. Theo hướng này, vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo đã được thay đổi rất căn bản, không còn bó hẹp hay khép kín trong hệ thống giáo dục, đào tạo theo quan niệm truyền thống mà được mở ra, gắn kết chặt chẽ với sản xuất, việc làm, TTLĐ.

Cấu trúc hệ thống đào tạo NNL theo định hướng cầu được mở rộng, bao gồm: (i) Hệ thống giáo dục phổ thông, tạo cho NLĐ có nền dân trí tối thiểu để tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và lao động sáng tạo khi tham gia vào TTLĐ, góp phần quan trọng trong hình thành nhân cách con người, đặc biệt là nhân cách nghề nghiệp của con NLĐ mới trong tương lai; (ii) Hệ thống giáo dục đào tạo nghề (theo 3 cấp trình đồ gồm sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) nhằm đào tạo đội ngũ lao

động kỹ thuật và công nghệ phù hợp với yêu cầu của sản xuất, đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh trên TTLĐ, tăng cơ hội có việc làm của NLĐ; (iii) Hệ thống giáo dục ĐH và SĐH đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đội ngũ lao động tri thức, có năng lực làm chủ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, ứng dụng và sáng tạo thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt trong điều kiện khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Mặt khác, hệ thống giáo dục đào tạo ĐH và SĐH còn cung cấp nhân lực làm công tác quản lý và quản trị sản xuất kinh doanh lành nghề phục vụ cho yêu cầu quản lý ngày càng phức tạp trong sản xuất kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).

1.3.3.4. Dịch vụ việc làm

Là hoạt động trung gian chắp nối cung - cầu lao động, giúp NLĐ có việc làm và chủ sử dụng lao động tìm được người làm việc thích hợp; dịch vụ việc làm còn có nhiệm vụ hướng nghiệp, đào tạo, đào tạo lại và các nghiệp vụ khác như thông tin TTLĐ, tư vấn, xúc tiến tự tạo việc làm và khởi sụ kinh doanh, cung cấp dịch vụ đặc biệt cho các đối tượng đặc thù.

Tác động của hệ thống dịch vụ việc làm trong phát triển NNL thể hiện ở các điểm: (i) Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyển dụng nhân lực thông qua việc hỗ trợ tích cực cho NLĐ và người sử dụng lao động tìm được chỗ làm việc và người làm phù hợp; (ii) Góp phần trực tiếp cải thiện chất lượng NNL bằng việc trực tiếp tham gia các hoạt động đào tạo (tại các cơ sở dịch vụ việc làm) hoặc thiết lập, vận hành hệ thống thông tin TTLĐ, qua đó giúp cho chất lượng đào tạo NNL ngày càng phát triển; (iii) Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng NSLĐ xã hội, nâng cao mức sống dân cư (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).

1.3.3.5. Yếu tố khoa học – công nghệ

Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt, trở thành động lực đầu tàu của sự phát triển KT-XH, kéo theo những biến đổi đột biến, mạnh mẽ và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, đặc biệt đưa xã hội loài người chuyển sang một thời đại văn minh mới với nền tảng của nó là phát triển một nền kinh tế tri thức, các ngành sản xuất/dịch vụ chủ

yếu dựa vào tri thức và công nghệ. Khoảng cách giữa phát minh khoa học, công nghệ và áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại.

Cách mạng khoa học công nghệ làm cho nhiều ngành nghề cũ, truyền thống mất đi và cũng xuất hiện nhiều ngành nghề mới; cơ cấu ngành nghề và tỷ trọng trong các lĩnh vực kinh tế cũng thay đổi nhanh chóng. Trong điều kiện mới, sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn lực con người (trí tuệ và tay nghề) là chủ yếu, thay vì dựa vào nguồn tài nguyên, vốn vật chất như trước đây. Song yêu cầu về chất lượng NNL ngày càng phải cao, trong đó lao động qua đào tạo là lực lượng nhân cốt. Từ đó các quốc gia muốn phát triển phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đẩu tư hướng vào phát triển NNL nhanh chóng được trí thức hóa, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thích nghi cao, thích ứng kịp thời với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ và sản xuất kinh doanh (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).

1.3.3.6. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập

Toàn cầu hóa không chỉ là tự do hóa thương mại, mà còn là sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các loại thị trường; sự hoạt động xuyên quốc gia của các công ty; sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng có vai trò quan trọng, đồng thời cũng mở ra một thời kỳ mới cho sự hợp tác kinh tế và hội nhập quốc tế.

Tác động của toàn cầu thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản: (i) Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của quốc gia trong quá tỉnh hội nhập; và (ii) Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về lao động qua đào tạo, đặc biệt là lao động có tình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới, công nghệ cao do sự tiếp nhận đầu tư từ nguồn FDI, ODA… (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).

1.3.3.7.Yếu tố kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến cạnh tranh (với mức độ ngày càng mạnh) trên TTLĐ. Cơ chế cạnh tranh sẽ tạo ra động lực khuyến khích NLĐ học tập suốt đời, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt (sức khỏe, trình độ tri thức/tay nghề, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật…). Mặt khác, xu hướng của tiền công/tiền lương là xoay quanh giá trị lao động và dần dần trả đúng giá trị lao động. Lao động càng có trình độ cao thì càng có khả năng nâng cao NSLĐ, giảm chi phí lao động trong giá trị đơn vị sản phẩm, làm cho tỷ trọng chi phí tiền lương trong giá trị gia tăng

có xu hướng giảm và do đó càng được trả công cao hơn khi mà sản phẩm có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại dựa trên nền tảng kỹ thuật và công nghệ cao, xu hướng tiền lương tăng lên, dẫn đến việc lựa chọn sử dụng nhiều vốn tư bản hơn lao động, tức là tăng cầu lao động kỹ thuật cao và giảm cầu lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU GV TẠI CÁC TRƯỜNG TCN

Sơ đồ 1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có quan hệ mật thiết và có tác động qua lại với nhau. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì đồng nghĩa với việc thay đổi tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế. Ngành nào có tỷ trọng tăng lên thì nguồn lực cho ngành đó sẽ phải tăng lên để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành, đồng thời nguồn lực trong các ngành có tỷ trọng giảm cũng sẽ giảm theo. Chính vì vậy mà khi quá trình chuyển dịch kinh tế diễn ra sẽ làm thay đổi tỷ trọng LLLĐ trong các ngành. Lao động sẽ chuyển từ ngành có tỷ trọng giảm (thừa lao động) sang ngành có tỷ trọng tăng (thiếu lao động), do đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Dạy nghề là một phân hệ trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo NLĐ về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở các cấp trình độ, có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Chương trình dạy nghề được đào tạo theo các trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Đào tạo nghề đóng vai trò trung tâm trong mục tiêu này: nhu cầu về lao động lành nghề tăng đều đặn do nền kinh tế của đất nước đang tiếp tục tăng trưởng và yêu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu lao động qua đào tạo

Nhu cầu đào tạo nghề

Nhu cầu giáo viên dạy nghề Nhu cầu GV tại các

cầu tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Hiện tại, Việt Nam còn thiếu công nhân lành nghề và kỹ thuật viên được đào tạo thực tế, mặc dù có khoảng 1,4 triệu người gia nhập thị trường lao động mỗi năm. Chỉ khoảng 27% lao động hiện đang được đào tạo phù hợp với công việc họ đảm nhiệm, trong khi chỉ 15% đã hoàn thành đào tạo nghề chính thức. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã coi hoạt động đào tạo nghề và thúc đẩy việc làm là trọng tâm trong các mục tiêu phát triển. Theo kế hoạch, đến năm 2020, số lượng công nhân lành nghề được đào tạo sẽ chiếm 55% LLLĐ, so với con số hiện tại là 30%, và 30% hiện tại này sẽ hoàn thành thành công chương trình đào tạo nghề trung hoặc cao cấp. Đồng thời, với mong muốn điều chỉnh hoạt động đào tạo nghề cho phù hợp với nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, vì vậy Chính phủ đang thúc đẩy việc mở rộng đào tạo nghề và cải tiến chất lượng đào tạo theo định hướng nhu cầu (Bùi Đức Tùng, 2007).

Trước thực tế trên, đội ngũ GV đạt về số lượng, chất lượng là yêu cầu cần thiết theo định hướng phát triển KT-XH và nhu cầu phát triển NNL trong giai đoạn sắp đến. Vì vậy, công tác dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN là điều có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Kết luận Chương 1

Trong chương này, Đề tài nghiên cứu đã nêu cơ sở lý luận về lao động – việc làm, tác giả nêu lên các khái niệm cơ bản về lao động, bao gồm một số khái niệm và phạm trù liên quan (Người lao động; Nguồn lao động); phương pháp xác định nguồn lao động (Dân số trong độ tuối lao động; Dân số hoạt động kinh tế; Dân số không hoạt động kinh tế; Người thất nghiệp). Về việc làm, tác giả trình bày khái niệm, phân loại việc làm và mô phỏng quy mô tạo việc làm theo phương trình Y = f (C,V,X...). Ngoài ra, tác tạo giả hệ thống hóa lý luận về thị trường lao động, các yếu tố cấu thành thị trường lao động (Cung về lao động và Cầu về lao động); Chính sách thị trường lao động, bao gồm Chính sách TTLĐ chủ động (Dịch vụ việc làm; Đào tạo về TTLĐ; Trợ cấp trả lương); Chính sách TTLĐ thụ động (Chính sách bồi thường thất nghiệp kiểu “một cục” và Bảo hiểm thất nghiệp).

Bên cạnh đó, Chương 1 đã trình bày khái niệm, vai trò phát triển nguồn nhân lực; vai trò của phát triển NNL trong phát triển KT-XH; và các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực (Sử dụng lao động; Giáo dục đào tạo; Dịch vụ việc làm; Yếu tố khoa học công nghệ; Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập; Yếu tố kinh tế thị trường).

Từ cơ sở lý thuyết này, tác giả xây dựng mô hình dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ GV tại các trường TCN trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, sẽ được trình bày trong Chương 4 của Đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Việc triển khai Đề tài nghiên cứu được tác giả thực hiện theo 3 giai đoạn cơ bản:

- Giai đoạn chuẩn bị, hoàn thiện Đề cương nghiên cứu và bộ công cụ: Tác giả

đã hoàn thiện Đề cương nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ gồm: bảng biểu thu thập số liệu thứ cấp (kinh tế, dân số, lao động – việc làm, cơ sở dạy nghề, số lượng học viên, GV tại các trường TCN,…) từ các nguồn số liệu thống kê hàng năm, các báo cáo quy hoạch về phát triển KT-XH, NNL,… của Tỉnh Khánh Hòa); bảng hỏi điều tra cơ sở đào tạo, dạy nghề; bảng phỏng vấn sâu đại diện các ban ngành liên quan trong Tỉnh Khánh Hòa. Những công cụ này đã được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở những ý kiến đóng góp của nhóm chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành lao động – việc làm của địa phương và kết quả đầu ra của hoạt động này là các bảng biểu số liệu.

- Giai đoạn thu thập, xử lý thông tin số liệu, tài liệu sơ cấp, thứ cấp: Trên

cơ sở bộ công cụ được chuẩn bị, tác giả đã triển khai hoạt động thu thập các thông tin liên quan tại địa bàn tỉnh. Cụ thể, tác giả đã phối hợp Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa, các trường TCN trên địa bàn (cán bộ tư vấn chuyên gia, cán bộ cung cấp thông tin, ban lãnh đạo nhà trường). Hoạt động liên quan đến triển khai điều tra được thực hiện từ

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 28 - 105)