CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU GV TẠI CÁC TRƯỜNG

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Sơ đồ 1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có quan hệ mật thiết và có tác động qua lại với nhau. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì đồng nghĩa với việc thay đổi tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế. Ngành nào có tỷ trọng tăng lên thì nguồn lực cho ngành đó sẽ phải tăng lên để có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành, đồng thời nguồn lực trong các ngành có tỷ trọng giảm cũng sẽ giảm theo. Chính vì vậy mà khi quá trình chuyển dịch kinh tế diễn ra sẽ làm thay đổi tỷ trọng LLLĐ trong các ngành. Lao động sẽ chuyển từ ngành có tỷ trọng giảm (thừa lao động) sang ngành có tỷ trọng tăng (thiếu lao động), do đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Dạy nghề là một phân hệ trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo NLĐ về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, nhân cách ở các cấp trình độ, có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Chương trình dạy nghề được đào tạo theo các trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Đào tạo nghề đóng vai trò trung tâm trong mục tiêu này: nhu cầu về lao động lành nghề tăng đều đặn do nền kinh tế của đất nước đang tiếp tục tăng trưởng và yêu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhu cầu lao động qua đào tạo

Nhu cầu đào tạo nghề

Nhu cầu giáo viên dạy nghề Nhu cầu GV tại các

cầu tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Hiện tại, Việt Nam còn thiếu công nhân lành nghề và kỹ thuật viên được đào tạo thực tế, mặc dù có khoảng 1,4 triệu người gia nhập thị trường lao động mỗi năm. Chỉ khoảng 27% lao động hiện đang được đào tạo phù hợp với công việc họ đảm nhiệm, trong khi chỉ 15% đã hoàn thành đào tạo nghề chính thức. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã coi hoạt động đào tạo nghề và thúc đẩy việc làm là trọng tâm trong các mục tiêu phát triển. Theo kế hoạch, đến năm 2020, số lượng công nhân lành nghề được đào tạo sẽ chiếm 55% LLLĐ, so với con số hiện tại là 30%, và 30% hiện tại này sẽ hoàn thành thành công chương trình đào tạo nghề trung hoặc cao cấp. Đồng thời, với mong muốn điều chỉnh hoạt động đào tạo nghề cho phù hợp với nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, vì vậy Chính phủ đang thúc đẩy việc mở rộng đào tạo nghề và cải tiến chất lượng đào tạo theo định hướng nhu cầu (Bùi Đức Tùng, 2007).

Trước thực tế trên, đội ngũ GV đạt về số lượng, chất lượng là yêu cầu cần thiết theo định hướng phát triển KT-XH và nhu cầu phát triển NNL trong giai đoạn sắp đến. Vì vậy, công tác dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN là điều có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Kết luận Chương 1

Trong chương này, Đề tài nghiên cứu đã nêu cơ sở lý luận về lao động – việc làm, tác giả nêu lên các khái niệm cơ bản về lao động, bao gồm một số khái niệm và phạm trù liên quan (Người lao động; Nguồn lao động); phương pháp xác định nguồn lao động (Dân số trong độ tuối lao động; Dân số hoạt động kinh tế; Dân số không hoạt động kinh tế; Người thất nghiệp). Về việc làm, tác giả trình bày khái niệm, phân loại việc làm và mô phỏng quy mô tạo việc làm theo phương trình Y = f (C,V,X...). Ngoài ra, tác tạo giả hệ thống hóa lý luận về thị trường lao động, các yếu tố cấu thành thị trường lao động (Cung về lao động và Cầu về lao động); Chính sách thị trường lao động, bao gồm Chính sách TTLĐ chủ động (Dịch vụ việc làm; Đào tạo về TTLĐ; Trợ cấp trả lương); Chính sách TTLĐ thụ động (Chính sách bồi thường thất nghiệp kiểu “một cục” và Bảo hiểm thất nghiệp).

Bên cạnh đó, Chương 1 đã trình bày khái niệm, vai trò phát triển nguồn nhân lực; vai trò của phát triển NNL trong phát triển KT-XH; và các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực (Sử dụng lao động; Giáo dục đào tạo; Dịch vụ việc làm; Yếu tố khoa học công nghệ; Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập; Yếu tố kinh tế thị trường).

Từ cơ sở lý thuyết này, tác giả xây dựng mô hình dự báo nhu cầu GV tại các trường TCN trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp phát triển đội ngũ GV tại các trường TCN trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, sẽ được trình bày trong Chương 4 của Đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)