Thực trạng đội ngũ GV các trường TCN tại Tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 59 - 105)

3.3.2.1. Số lượng tuyển sinh

Bảng 3.10. Số lượng tuyển sinh tại các trường TCN giai đoạn 2010 – 2012

Đvt: Người

Năm tuyển sinh

Số tt Nghề đào tạo Quy mô

đào tạo 2010 2011 2012

1 Điện tử công nghiệp 120 185 121 108 2 Cắt gọt kim loại 240 151 137 174 3 Công nghệ ôtô 100 226 201 209 4 Điện công nghiệp 310 540 571 526 5 Kỹ thuật máy lạnh ĐHKK 145 209 185 194 6 Dịch vụ nhà hàng 30 32 56 61 7 Quản trị khách sạn 90 381 308 321 8 May và thiết kế thời trang 395 219 259 338 9 Kế toán doanh nghiệp 230 237 69 110 10 Cơ điện tử 35 11 Công nghệ thông tin 185 45 158 12 Điện dân dụng 180 125 116 165 13 Điện tử dân dụng 180 91 77 82 14 Điều hành du lịch 50 144 192 218 15 Hàn 375 220 272 284 16 Chế biến thực phẩm 50 241 107 50 17 Sửa chữa lắp ráp máy tính 140 31 40 69 18 Tin học văn phòng 30 24 52 39 19 Kỹ thuật xây dựng 200 211 224 183 20 Thiết kế đồ hoạ 100 21 Khác 1,220 712 772 765

Tổng cộng 4,405 3,979 3,804 4,054

(Nguồn: Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa)

Nhìn chung, số lượng tuyển sinh TCN có sự biến động qua các năm, năm 2011 giảm 4,6%, năm 2012 tăng 6,16% so năm 2011, và tăng 1,85% so năm 2010. Số lượng tuyển sinh thực tế qua các năm chưa tương xứng với quy mô đào tạo của các TCN, do ảnh hưởng của suy thoái chung của nền kinh tế, các ngành đào tạo chủ lực của các trường như kỹ thuật xây dựng, chế biến thực phẩm, kế toán doanh nghiệp, điện tử công nghiệp giảm, thay vào đó là nhu cầu đào tạo về quản trị khách sạn, điều hành du lịch liên quan đến ngành công nghiệp không khói của tỉnh tăng mạnh qua các năm.

3.3.2.2. Số lượng GV

Bảng 3.11. Tổng hợp đội ngũ GV dạy nghề tại các trường TCN

Đơn vị: người

Năm Số

tt Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1 Giáo viên cơ hữu 80 97 115

Biên chế 55 66 77

Hợp đồng 25 31 38

2 Nhiệm vụ đào tạo 80 97 115

Giáo viên lý thuyết 16 19 22

Giáo viên thực hành 9 10 11

Giáo viên lý thuyết + thực hành 55 172 184

3 Chuyên môn 80 97 115 Tiến sỹ 0 0 0 Thạc sỹ 3 4 4 Đại học 74 89 104 Cao đẳng 2 3 6 Trung cấp 1 1 1 Khác 0 0 0 4 Kỹ năng nghề 39 43 52

Bậc 7 hoặc tương đương 0 0 0

Bậc 6 hoặc tương đương 0 0 0

Bậc 5 hoặc tương đương 0 0 0

Bậc 4 hoặc tương đương 8 11 14

Bậc 3 hoặc tương đương 13 12 14

Tốt nghiệp Cao đẳng nghề 0 0 0 Tốt nghiệp Trung cấp nghề 0 0 0 Khác 18 20 24 5 Sư phạm 79 98 115 Sư phạm KT 30 38 44 Sư phạm DN 20 23 31 Sư phạm bậc II 8 11 12 Sư phạm bậc I 1 4 4 Khác 20 22 24 6 Tiếng Anh 65 91 103 Cử nhân 4 6 7 Bằng C 5 7 8 Bằng B 56 73 81 Bằng A 0 5 7 7 Tin học 68 85 102 Cử nhân 6 7 9 Bằng C 2 3 4 Bằng B 34 42 48 Bằng A 26 33 41 8 Giới tính 80 97 115 Nữ 38 46 53 Nam 42 51 62

Nhìn chung, số lượng GV dạy nghề tại các trường TCN trên địa bàn Khánh Hòa không ngừng tăng trưởng qua các năm nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ 20 học sinh/GV của Bộ LĐTB&XH. Đến năm 2012, số lượng GV cơ hữu đạt 115 người, trong đó 77 GV biên chế và 38 GV hợp đồng.

3.3.2.3. Chất lượng đội ngũ GV a. Về phẩm chất a. Về phẩm chất

- Phẩm chất chính trị: có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng. Phần lớn các GV đều có trình độ sơ cấp về lý luận chính trị; có sự hiểu biết về học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thấm nhuần các quan điểm, đường lối cách mạng, chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và của Nhà nước. Tất cả các GV đều là đoàn viên Công đoàn.

- Phẩm chất đạo đức: tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân; có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, trung thực, giản dị; có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công việc được giao.

- Đạo đức nghề nghiệp: yêu nghề, thương yêu và tôn trọng người học; gương mẫu, nhà giáo mẫu mực cho học sinh noi theo.

b. Về trình độ đào tạo của cán bộ GV

Đa số GV của các trường TCN tại Tỉnh Khánh Hòa đều đạt trình độ CĐ, ĐH.

c. Về năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm

Thể hiện ở trình độ đào tạo và nghiệp vụ sư phạm. Tiêu chuẩn đối với mỗi ngạch viên chức là nhà giáo (trong đó có GV) được quy định ở Luật Giáo dục, Luật dạy nghề, Điều lệ của các trường và các văn bản của Bộ Nội vụ. Tiêu chuẩn GV đã nêu là: GV phải có tri thức một cách hệ thống, hiểu biết đủ độ sâu, rộng cần thiết cho công việc giảng dạy theo chuyên môn của mình. Ngoài tri thức khoa học của chuyên ngành được đào tạo, GV có tri thức về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tin học, ngoại ngữ, ...

Về nghiệp vụ sư phạm, GV có các kỹ năng hoạt động giáo dục và giảng dạy, kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn hoạt động sư phạm. Hệ thống kỹ năng gồm các kỹ năng đóng vai trò nền tảng và các kỹ năng chuyên biệt.

- Nhóm kỹ năng nền tảng bao gồm: Kỹ năng nhận thức; Kỹ năng thiết kế; Kỹ năng giao tiếp.

- Nhóm kỹ năng chuyên biệt bao gồm: Kỹ năng giảng dạy; Kỹ năng giáo dục; Kỹ năng nghiên cứu khoa học; Kỹ năng hoạt động xã hội; Kỹ năng tự học.

3.3.2.4. Cơ cấu GV của các trường TCN a. Về độ tuổi a. Về độ tuổi

Phần lớn GV có tuổi đời trẻ: Nhóm GV có tuổi đời dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất: 43,24%; Nhóm GV có tuổi đời từ 31 - 40 cũng chiếm tỷ lệ khá: 37,84%; Nhóm GV có tuổi đời trên 40 chiếm tỷ lệ thấp: 18,92%.

b. Về giới tính

Vì đặc thù của các trường là đào tạo các ngành nghề về cơ khí, thiết bị nên phần lớn GV giảng dạy là nam chiếm 54%, GV nữ chiếm 46%. Đây là sự chênh lệch lớn về giới, những năm đến các trường nên có kế hoạch điều chỉnh lại sự chênh lệch này để đảm bảo cho tổ chức phát triển bền vững và hài hoà.

c. Về trình độ đào tạo, chuyên môn

Số lượng GV theo trình độ được đào tạo theo kỹ năng nghề tập trung ở Bậc 3, 4 hoặc tương đương. Kỹ năng nghề cao của GV dạy nghề tại đa số các trường nghề trong Tỉnh Khánh Hòa chiếm rất thấp. Trình độ tiếng Anh, tin học của GV TCN trình độ cao tương đối thấp, đa phần đạt trình độ B.

3.3.3. Phát triển đội ngũ GV các trường TCN tại Tỉnh Khánh Hòa 3.3.3.1. Công tác quy hoạch phát triển 3.3.3.1. Công tác quy hoạch phát triển

Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ GV phải đảm bảo được các yêu cầu: đảm bảo về mặt số lượng và cơ cấu, nâng cao chất lượng của đội ngũ. Muốn vậy, lãnh đạo nhà trường tiến hành điều tra, khảo sát tình hình đội ngũ GV thường xuyên, đặc biệt dự báo được tình hình phát triển của nhà trường trong những năm tới.

Trong những năm qua, lãnh đạo các trường TCN đã quan tâm đến vấn đề quy hoạch đội ngũ GV nhưng chưa mang tính chất lâu dài và không dựa trên các cơ sở khoa học về vấn đề quy hoạch đội ngũ GV. Vì vậy, đội ngũ GV hiện nay chưa có thể đảm đương với công tác giảng dạy của mình, chưa tương xứng với quy mô đào tạo và chủ yếu nhờ vào đội ngũ thỉnh giảng là chính. Vấn đề này, thực chất là do trường mới thành lập nên việc quy hoạch phát triển đội ngũ chỉ tạm thời xét chọn trên những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi trở lên nên còn quá mới mẻ trong kinh nghiệm giảng dạy. Hơn nữa, khó khăn cơ bản trong việc thực hiện quy hoạch nhân lực và tài lực chưa đáp

ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra. Cơ chế và phân cấp quản lý chưa được xác định rõ ràng. Quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của nhà trường chưa được phát huy.

3.3.3.2. Công tác tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng đội ngũ

Công tác tuyển dụng GV của các trường TCN trong những năm qua còn mang tính chất tình thế, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời chưa thể giảng dạy ngay mà còn phải học tập, rèn luyện thêm vì đa số chỉ là tập sự, trợ giảng, mà việc tuyển chọn này cũng chưa phân cấp rõ ràng giữa trường nên có nhiều vướng mắt. Số lượng cán bộ, GV còn thiếu quá nhiều nên việc sắp xếp, sử dụng đội ngũ trong từng lĩnh vực chưa được chuyên sâu, kiêm nhiệm nhiều. Nhìn chung việc sử dụng đội ngũ hiện nay tương đối hợp lý, cả về số lượng và trình độ đào tạo. Việc phân công bố trí công tác ở các đơn vị đều được dựa trên trình độ, năng lực, điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng bản thân trong môi trường công tác.

3.3.3.3.Công tác đào tạo, bồi dưỡng a. Về đào tạo GV a. Về đào tạo GV

Ngoài việc mời GV thỉnh giảng, lãnh đạo các trường TCN Tỉnh Khánh Hòa đã tuyển chọn và đào tạo đội ngũ GV kịp thời đáp ứng với nhu cầu phát triển của trường. Đa số GV trẻ đều cho học thêm các chuyên ngành để phù hợp với chuyên môn giảng dạy, tạo điều kiện GV đi học SĐH.

b. Về bồi dưỡng GV

Công tác bồi dưỡng GV của các trường TCN chủ yếu là tham gia các lớp tập huấn do Bộ LĐTB&XH, Sở LĐTB&XH Tỉnh Khánh Hòa tổ chức. Đối với các trường, các Tổ bộ môn sinh hoạt chuyên môn, đánh giá rút kinh nghiệm để học hỏi lẫn nhau về phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học...

Nhìn chung, công tác đào tạo và bồi dưỡng GV trong những năm qua đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức, nhờ đó mà trình độ của đội ngũ GV dần dần được nâng cao đáng kể, chất lượng giảng dạy ngày càng được cải thiện và uy tín của nhà trường đối với xã hội ngày càng nâng cao.

3.3.3.4. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đối với GV

Các trường TCN tại Tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện tương đối tốt một số chế độ, chính sách đối với đội ngũ GV theo quy định như: tiền lương, nâng lương, hỗ trợ cho người đi học, tạo thuận lợi cho cán bộ GV học thêm để nâng cấp, nâng bậc...

Tuy vậy, các chế độ làm ngoài giờ, làm vào ngày nghỉ, ngày lễ chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại, các trường quá thiếu về nhân lực từ GV cho đến các phòng, tổ. Mọi người phải kiêm nhiệm rất nhiều việc, làm việc rất vất vả mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vẫn chưa có những chế độ ưu đãi nào để động viên nhằm giảm bớt những khó khăn cho cán bộ GV.

3.3.4. Đánh giá kết quả dạy nghề tại các trường TCN tại Tỉnh Khánh Hòa 3.3.4.1. Những mặt đạt được 3.3.4.1. Những mặt đạt được

Những năm qua, dạy nghề đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của TTLĐ, thích ứng thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ và nhu cầu đa dạng của NLĐ. Nhiều mô hình dạy nghề đa dạng và sáng tạo như dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp, cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ…đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho NLĐ. Chất lượng dạy nghề đã từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động do các điều kiện bảo đảm chất lượng được cải thiện đáng kể.

Kết quả dạy nghề tại các trường TCN tại Khánh Hòa đạt được những thành tựu như: (i) Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực; (ii) Phụ huynh, học sinh ngày càng quan tâm hơn trong việc học nghề, kết quả số lượng tuyển mới học nghề hằng năm ngày càng tăng; (iii) Hệ thống luật pháp, chính sách về dạy nghề từng bước hoàn thiện đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho dạy nghề phát triển, được triển khai đến tận cơ sở dạy nghề; (iv) Dạy nghề đã từng bước chuyển đổi theo hướng tiếp cận sát với nhu cầu của TTLĐ; gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo và xuất khẩu lao động; (v) Học sinh học nghề ra trường đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, đã có khoản 65% học viên hệ ngắn hạn và trên 85% học sinh hệ dài hạn tốt nghiệp có việc làm và tự tạo việc làm; (vi) Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển theo quy hoạch, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo; (vii) Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh

tế; (ix) Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được tăng cường, chất lượng dạy nghề được cải thiện đáng kể.

3.3.4.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, công tác dạy nghề tại các trường TCN trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa còn một số hạn chế như: (i) Việc triển khai đầu tư xây dựng các trường còn chậm, trang thiết bị dạy nghề tuy đã được đầu tư, trang bị tuy nhiên còn bất cập chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, dịch vụ của các doanh nghiệp và TTLĐ; (ii) Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề mặc dù được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; (iii) Công tác xã hội hóa dạy nghề còn chậm, chưa huy động tốt khả năng tham gia của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp dạy nghề, sự phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề chưa đạt được hiệu quả cao; (iv) Đội ngũ GV còn quá thiếu đòi hỏi phải có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng GV dạy nghề; (v) Một số chính sách, cơ chế hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng đặc thù chưa phù hợp với tình hình thực tế, làm cho công tác tuyển sinh học nghề cho lao động nông thôn gặp khó khăn; (vi) Mức chi cho học sinh hệ TCN theo chỉ tiêu kế hoạch còn quá thấp, ảnh hưởng đấn chất lượng dạy nghề.

3.3.4.3.Nguyên nhân

Những tồn tại, hạn chế trong công tác dạy nghề tại các trường TCN tại Khánh Hòa do những nguyên nhân cơ bản sau: (i) Nhận thức và sự quan tâm của các cấp, các ngành về dạy nghề chưa đầy đủ, toàn diện, chưa thực sự coi dạy nghề là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển NNL trực tiếp cho phát triển KT-XH của địa phương; tâm lý xã hội còn nặng khoa cử, bằng cấp và chưa coi trọng học nghề;

(ii) Đặc thù của dạy nghề chủ yếu là thực hành nên đầu tư trang thiết bị, vật tư rất lớn, trong khi đó khả năng thu hồi vốn chậm nên không hấp dẫn các thành phần kinh tế đầu tư cho dạy nghề. Trong khi ngân sách đầu tư cho dạy nghề còn hạn hẹp nên tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn, xuống cấp vẫn chưa được cải thiện; (iii) Quy hoạch phát KT-XH, nhất là phát triển khu công nghiệp, doanh nghiệp chưa đồng bộ với quy hoạch đào tạo, sử dụng NNL, cơ sở dữ liệu thông tin về dạy nghề còn hạn chế nên chưa chủ động trong kế hoạch dạy nghề, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp; (iv) Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề ở các cấp còn nhiều

hạn chế, bất cập trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển của thời kỳ hội nhập; (v) Cơ sở vật chất trường lớp chưa được đầu tư xây dựng kịp thời, làm hạn chế công tác tuyển

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 59 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)