4.1.2.1. Quan điểm phát triển nhân lực
- Phát triển nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của Tỉnh Khánh Hoà. Phát triển NNL của Tỉnh phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ trọng NNL có trình độ cao.
- Tạo bước chuyển mạnh về phát triển NNL, trọng tâm là xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ chuyên ngành, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, hoạch định chính sách trong lĩnh vực phát triển nhân lực.
- Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn lực và trí lực đầu tư phát triển NNL của Tỉnh.
- Phát triển NNL phải xác định rõ mục tiêu, quy mô, cơ cấu, chương trình đào tạo, đầu tư hoàn thiện các điều kiện phát triển NNL, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp, đáp ứng NNL trên các lĩnh vực, cấp độ, vùng miền theo kịp khu vực và quốc tế.
- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đồng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển NNL thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước.
4.1.2.2.Mục tiêu phát triển NNL a. Mục tiêu tổng quát
Phát triển NNL bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển Tỉnh Khánh Hoà trở thành trung tâm KT-XH khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, trung tâm đào tạo và cung cấp NNL chất lượng cao cho khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2015: Quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu phát triển NNL trên địa bàn Tỉnh, trong đó ưu tiên tập trung cho việc đầu tư xây dựng các trường Trung cấp (kinh tế - kỹ thuật, nghề), nâng cấp trường Trung cấp kinh tế thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề Nha Trang trở thành trường Đại học sư phạm kỹ thuật dạy nghề; nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang thành Trường Đại học Sư phạm Nha Trang; nâng cấp Trường Cao đẳng Y tế thành Trường Đại học Y; Đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực nghiệm, gắn nhà trường với nghiên cứu, ứng dụng; Đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH Tỉnh Khánh Hoà trong đó có 62,5% lao động qua đào tạo và 47,5% qua đào tạo nghề;
- Đến năm 2020: Tiếp tục quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở giáo dục
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề; Tạo được bước chuyển đột phá về chất lượng trong đào tạo nhân lực ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực của các nước Đông Nam Á; Đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của Tỉnh Khánh
Hoà và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Phấn đấu đến năm 2020 Tỉnh Khánh Hoà có 75% lao động qua đào tạo, trong đó 60% qua đào tạo nghề.
Trên cơ sở đó nhu cầu lao động qua đào tạo nghề được dự báo như bảng dưới đây:
Bảng 4.2. Dự báo nhu cầu lao động qua ĐTN giai đoạn 2005–2015–2020
Đơn vị: Người
Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề Ngành
2000 - 2010 2011 –
2015 2016 -2020
A. Nông Nghiệp và Lâm nghiệp 28,777 31,621 18,584 B. Thuỷ sản 2,741 5,879 4,431 C. Công nghiệp Khác thác mỏ 344 740 973 D. Công nghiệp chế biến 52,722 25,269 34,414
D.15. Sản xuất thực phẩm và đồ uống. 11,540 5,429 7,359 D.16. Sản xuất sản phẩm thuốc lá, thuốc lào 1,218 574 777
D.17. Dệt. 5,706 2,599 3,487
D.18. SX trang phục thuộc-nhuộm da 12,553 5,908 8,007
D.19. Sản phẩm da 612 287 390
D.20. Chế biến gỗ, tre, nứa 1,717 723 945
D.21. SX giấy và SP từ giấy 445 209 283
D.22. Xuất bản, in, sao bản ghi các loại 527 201 254 D.24. Sản xuất và các sản phẩm hoá chất 246 115 156 D.25. Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 222 103 142 D.26. Sản xuất sản phẩm phi kim loại khác 2,606 1,225 1,661 D.28. Sản xuất sản phẩm từ kim loại 4,973 2,952 4,246 D.32. Sản xuất TV, thiết bị truyền thông 85 55 81 D.34. Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 47 35 52 D.35. Sản xuất phương tiện vận tải khác 1,620 770 1,041 D.36. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế và sản
phẩm khác 8,605 4,084 5,533
E. Sản xuất phân phối điện, khí đốt nước 2,016 625 80 F. Xây dựng 23,483 5,165 4,024 G. Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ 36,037 24,740 25,065 H. Khách sạn và nhà hàng 10,412 10,570 8,613 I. Vận tải kho bãi Thông tin liên lạc 9,308 5,469 11,350 J. Các ngành khác 14,632 15,456 28,789
Tổng cộng 180.472 125.534 136.323
4.1.3. Nhu cầu ĐTN đến năm 2020
Trong giai đoạn 2011-2015, số người cần ĐTN là hơn 125.000 người. Trong giai đoạn 2016 -2020, con số đó sẽ là 136.000 người. Nếu tính cả số đào tạo lại thì số người cần phải được đào tạo thực tế sẽ còn cao hơn nhiều.
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu về ĐTN giai đoạn 2006–2015–2020
Đơn vị: Người
Giai đoạn Năm
2006 - 2010 2011 - 2015 2016 – 2020
Số lao động qua ĐTN đầu kỳ 113,900 222,600 332,650
Nhu cầu lao động qua ĐTN cuối kỳ 222,600 332,650 440,350 Số lao động qua ĐTN ra khỏi LLLĐ 6,300 15,450 28,600
Số lao động cần ĐTN 115,000 125,500 136,300
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)
Với mục tiêu đạt cơ cấu lao động qua ĐTN là tỷ trọng lao động qua ĐTN dài hạn và lao động qua ĐTN trình độ cao chiếm khoảng 25% (trong những năm vừa qua, tỷ trọng này của Khánh Hoà giảm đi đáng kể do sự bùng nổ của ĐTN ngắn hạn), thì nhu cầu ĐTN của Khánh Hoà giai đoạn 2006 - 2010 phân theo ĐTN dài hạn sẽ tăng lên. Trong đó, Khánh Hoà cần tập trung vào phát triển ĐTN dài hạn. Phần ĐTN ngắn hạn cũng tăng, nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng ĐTN dài hạn. Mặt khác, Khánh Hoà cũng vẫn có thể dựa vào hệ thống ĐTNngắn hạn của các tỉnh lân cận để tập trung vào phát triển ĐTN.
Bảng 4.4. Nhu cầu đào tạo TCN
Đơn vị: Người
Tổng số nhu cầu ĐTN Bình quân hàng năm Loại hình ĐTN Năm 2005 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 ĐTN ngắn hạn 10,437 76,600 81,000 85,800 12,767 16,200 17,160 Công nhân kỹ thuật 2,285 21,900 24,000 26,500 3,650 4,800 5,300
Trung cấp 1,640 12,100 15,000 18,000 2,017 3,000 3,600
Cao đẳng 150 4400 5500 6000 733 1100 1200
Tổng số 14,512 115,000 125,500 136,300 19,167 25,100 27,260
4.1.4. Nhu cầu GV dạy nghề
Quy mô đào tạo GV dạy nghề căn cứ vào quy mô đào tạo nghề, tỷ lệ GV trên số lượng học sinh học nghề, điều kiện cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị cho dạy nghề. Đối với hệ ĐTN dài hạn: Yêu cầu tỷ lệ 1 GV dạy nghề/15 học sinh.
Bảng 4.5. Nhu cầu GV dạy nghề tại Tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2006-2020
Năm Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020
Số học sinh dài hạn công lập 2,550 3,550 4,550 5,550 5,550 9,019 12,625 Số học sinh dài hạn tư thục 0 500 1,000 1,000 1,000 1,033 1,565 Số học sinh ngắn hạn 1,120 11,500 11,800 12,100 12,400 12,437 12,932 Số học sinh ngắn hạn quy đổi 3,733 3,833 3,933 4,033 4,133 4,145 4,310 Số học sinh ngắn hạn tư thục
quy đổi 460 460 460 480 500 498 512
Tổng số học sinh quy đổi 6,743 8,343 9,943 11,063 11,183 10,912 12,460
Nhu cầu GV hàng năm 450 556 663 738 746 728 831
GV hiện tại 412 472 562 652 680 700 800
GV tăng thêm hàng năm 10 60 90 90 94 113 142
Tỷ lệ học sinh/GV 16 18 18 17 15 16 16
Tỷ lệ đáp ứng (%) 91,6 84,9 84,8 88,3 91,2 96,2 96,3
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)
Để đáp ứng được tỷ lệ trên đến năm 2020 cần có 800 GV dạy nghề (cả dài hạn và ngắn hạn). Hiện tại, số GV dạy nghề của Khánh Hoà có 392 người trong đó có 187 GV trong biên chế và 205 GV làm việc theo dạng hợp đồng. Số lượng GV hiện tại đang thiếu so với nhu cầu GV hiện tại, và sự thiếu hụt này sẽ nghiêm trọng hơn nếu như đội ngũ GV không được bổ sung kịp thời do nhu cầu đào tạo và số học sinh có nhu cầu ĐTN đang không ngừng tăng lên. Giải pháp của các trường dạy nghề hiện nay là hợp đồng với GV thuộc các trường đại học và cao đẳng và các cơ quan bên ngoài.
Số GV hiện có của các TTDN, trung tâm giới thiệu việc làm và trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp có dạy nghề là 112 người, chủ yếu là hợp đồng với GV các trường ĐH, CĐ, trường trung học và trường dạy nghề, số biên chế cố định chỉ có 25 GV, 87 là GV hợp đồng.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của GV tương đối tốt, tỷ lệ GV có trình độ từ CĐ trở lên lớn, chiếm 74%. Giải pháp nâng cao chất lượng GV dạy nghề Tỉnh Khánh Hoà phải đồng bộ kết hợp đào tạo mới, tăng nhanh về số lượng, đồng thời gửi GV đi đào tạo ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV.
Mặt khác, cần phải tiến hành đào tạo bồi dưỡng GV dạy nghề hiện có, nhất là gần 100 GV có trình độ chuyên môn kỹ thuật dưới cao đẳng (chiếm 26%). Ngoài ra, đào tạo bổ sung về trình độ sư phạm cho GV dạy nghề cũng là một nhu cầu cấp thiết. Trong dài hạn, cần phải tiến hành chuẩn hoá GV và chuẩn bị cho lớp GV dạy nghề kế tiếp. Tới năm 2020, số GV dạy nghề của tỉnh sẽ đạt hơn 800 người.
4.2. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ ĐẾN NĂM 2020 CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ ĐẾN NĂM 2020
4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển NNL
4.2.1.1.Các giải pháp tác động đến cung lao động
Nhóm giải pháp tác động đến cung lao động chủ yếu nhằm vào hai mục tiêu cơ bản: kiểm soát được sự biến động về số lượng và nâng cao chất lượng của NNL, đồng thời đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả việc làm. Các giải pháp chính sau:
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người dân, phối kết hợp với ngành giáo dục - đào tạo thực hiện tốt phân luồng học sinh ngay từ khi đang học phổ thông. Giúp cho người dân thay đổi nhận thức, quan niệm về nghề nghiệp, tương lai của con em mình đối với vấn đề học nghề.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi NLĐ khi học có nhu cầu tham gia các khóa học nghề bằng việc phát triển các mô hình, hình thức đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao, đào tạo lại. Có các hình thức hỗ trợ về vật chất và thủ tục hành chính đối với người tham gia học nghề là người nghèo, nông dân, người dân sống trong các khu có tốc độ đô thị hóa nhanh.
- Phát triển đội ngũ GV dạy nghề, từng bước chuẩn hóa đội ngũ GV dạy nghề, phấn đấu có 100% GV dạy nghề đạt chuẩn theo qui định. Để thực hiện được điều này cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo – bồi dưỡng GV dạy nghề, tăng cường đào tạo để tạo nguồn đội ngũ GV dạy nghề, huy động nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện quy hoạch mạng lưới hoàn thiện hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo đó cần quy hoạch xây dựng hệ thống ĐTN rộng khắp trong tỉnh phù hợp với điều kiện của từng vùng, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đẩy mạnh khả năng thu hút sự
tham gia của khu vực tư nhân vào hoạt động ĐTN (có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước). Mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ sở, trường, trung tâm ĐTN tới các huyện, thị trong tỉnh, phấn đấu mỗi huyện thị có một TTDN có khả năng ĐTN ở trình độ “Công nhân kỹ thuật có bằng”. Tập trung xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao tại các khu đô thị phát triển, khu kinh tế trọng điểm.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi công nghệ và thực tế sản xuất, tạo thuận lợi cho người học. Xây dựng các chương trình đào tạo cho một số nhóm nghề phổ biến, có nhu cầu lớn trong tỉnh, đặc biệt cần chủ ý tới các nhóm nghề trong lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ, các nghề mà các khu công nghiệp đang có nhu cầu.
- Tăng cường công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty, tập đoàn,...) trong việc thu thập các thông tin về những nhóm nghề có nhu cầu lớn trong tương lai, cũng như khuyến khích họ có thể tham gia đảm đương một phần trong chương trình đào tạo nghề.
- Tiếp tục thực hiện các quy định, chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, ĐTN đã được UBND Tỉnh phê duyệt.
4.2.1.2. Các giải pháp về cầu lao động
- Tiến hành qui hoạch và có qui định cụ thể về chuyển mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp, thương mại tập trung và khu đô thị mới.
- Xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Đẩy mạnh tiến độ thực hiện và công khai hóa các hoạt động liên quan lĩnh vực qui hoạch xây dựng các khu công nghiệp, thương mại tập trung và các khu đô thị mới.
- Bên cạnh việc đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học, máy móc – công nghệ hiện đại vào trong sản xuất một số nhóm ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần chú trọng đến việc sử dụng công nghệ cần nhiều lao động nhằm gắn mục tiêu nâng cao NSLĐ, hiệu quả kinh tế với mục tiêu giải quyết việc làm.
- Xây dựng, hoàn thiện hoạt động của hệ thống thu thập, cung cấp thông tin TTLĐ. Góp phần giúp NLĐ có cơ hội tìm được việc làm mong muốn, phù hợp với bản thân, đồng thời giúp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách lao động việc làm có được những thông tin chính xác trong việc can thiệp, tác động vào TTLĐ.
- Phát triển hợp lý hệ thống trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm, tập trung ưu tiên đầu tư cho hoạt động của công tác này tại các vùng nông thôn có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đặc biệt chú trọng ưu tiên nhóm đối tượng lao động nông nghiệp phải chuyển đổi việc làm, đối tượng di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm.
- Các giải pháp khuyến khích phát triển TTLĐ, đồng thời cần có những giải pháp hỗ trợ cho đối tượng thuộc nhóm TTLĐ tầng thấp, tập trung chủ yếu vào nhóm lao động không có hoặc có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, lao động tại khu vực nông thôn, khu đô thị hóa.
- Bên cạnh việc khuyến khích NLĐ không ngừng học tập, nâng cao trình độ, cần chú trọng tới các giải pháp thu hút, khuyến khích nhân tài trong tỉnh cũng như các tỉnh khác về làm việc tại Khánh Hòa thông qua những ưu tiên đãi ngộ về vật chất