Các giải pháp tác động đến cung lao động

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 80 - 81)

Nhóm giải pháp tác động đến cung lao động chủ yếu nhằm vào hai mục tiêu cơ bản: kiểm soát được sự biến động về số lượng và nâng cao chất lượng của NNL, đồng thời đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả việc làm. Các giải pháp chính sau:

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người dân, phối kết hợp với ngành giáo dục - đào tạo thực hiện tốt phân luồng học sinh ngay từ khi đang học phổ thông. Giúp cho người dân thay đổi nhận thức, quan niệm về nghề nghiệp, tương lai của con em mình đối với vấn đề học nghề.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi NLĐ khi học có nhu cầu tham gia các khóa học nghề bằng việc phát triển các mô hình, hình thức đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao, đào tạo lại. Có các hình thức hỗ trợ về vật chất và thủ tục hành chính đối với người tham gia học nghề là người nghèo, nông dân, người dân sống trong các khu có tốc độ đô thị hóa nhanh.

- Phát triển đội ngũ GV dạy nghề, từng bước chuẩn hóa đội ngũ GV dạy nghề, phấn đấu có 100% GV dạy nghề đạt chuẩn theo qui định. Để thực hiện được điều này cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo – bồi dưỡng GV dạy nghề, tăng cường đào tạo để tạo nguồn đội ngũ GV dạy nghề, huy động nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng.

- Thực hiện quy hoạch mạng lưới hoàn thiện hệ thống cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo đó cần quy hoạch xây dựng hệ thống ĐTN rộng khắp trong tỉnh phù hợp với điều kiện của từng vùng, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đẩy mạnh khả năng thu hút sự

tham gia của khu vực tư nhân vào hoạt động ĐTN (có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước). Mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ sở, trường, trung tâm ĐTN tới các huyện, thị trong tỉnh, phấn đấu mỗi huyện thị có một TTDN có khả năng ĐTN ở trình độ “Công nhân kỹ thuật có bằng”. Tập trung xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao tại các khu đô thị phát triển, khu kinh tế trọng điểm.

- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi công nghệ và thực tế sản xuất, tạo thuận lợi cho người học. Xây dựng các chương trình đào tạo cho một số nhóm nghề phổ biến, có nhu cầu lớn trong tỉnh, đặc biệt cần chủ ý tới các nhóm nghề trong lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ, các nghề mà các khu công nghiệp đang có nhu cầu.

- Tăng cường công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty, tập đoàn,...) trong việc thu thập các thông tin về những nhóm nghề có nhu cầu lớn trong tương lai, cũng như khuyến khích họ có thể tham gia đảm đương một phần trong chương trình đào tạo nghề.

- Tiếp tục thực hiện các quy định, chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, ĐTN đã được UBND Tỉnh phê duyệt.

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)