Định hướng phát triển dạy nghề Tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 55 - 56)

Hệ thống dạy nghề đang đứng trước những thách thức trong việc định hướng chuyển đổi mô hình trong thời gian tới, đó là: (i) Chuyển hệ thống dạy nghề theo hướng cung sang hệ thống dạy nghề theo hướng đáp ứng yêu cầu của TTLĐ và xã hội; (ii) Chuyển hệ thống dạy nghề tập trung vào khu vực chính quy, công lập sang hệ thống dạy nghề phát triển cả dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên; (iii) Chuyển hệ thống dạy nghề được quản lý tập trung, đầu tư chủ yếu từ ngân sách Nhà nước sang hệ thống dạy nghề được quản lý phi tập trung, phân cấp mạnh cho cơ sở; huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển dạy nghề; (iv) Chuyển hệ thống dạy nghề ít linh hoạt và khuôn cứng trong nhà trường sang hệ thống dạy nghề linh hoạt với nhiều lối vào, lối ra tạo cơ hội thuận lợi cho người học; (v) Chuyển hệ thống dạy nghề đánh giá qua văn bằng cấp sau khi thi cử và không công nhận kết quả học tập trước đó sang hệ thống dạy nghề đánh giá căn cứ vào năng lực thực hiện và công nhận kết quả học tập ở bất kỳ đâu, bằng cách nào; (vi) Chuyển hệ thống dạy nghề mà các cơ sở dạy nghề được chỉ đạo và hỗ trợ từ cấp trên sang hệ thống dạy nghề mà các cơ sở dạy nghề tự chịu trách nhiệm, kết hợp với chỉ đạo hỗ trợ từ cấp trên; (vii) Chuyển hệ thống dạy nghề với chương trình nặng về lý thuyết không liên thông giữa các trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với chương trình xây dựng theo hướng kỹ năng thực hành, liên thông giữa các trình độ đào tạo.

Để đổi mới và phát triển sự nghiệp dạy nghề, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra phương hướng phát triển dạy nghề trong thời gian tới là: (i) Tăng nhanh quy mô đào tạo CĐN, TCN cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động; (ii) Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển TTDN; (iii) Tạo sự chuyển cơ bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; (iv) Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng linh hoạt (dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề ..),

tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ học nghề, lập nghiệp; (v) Tổ chức dạy nghề chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020 của Bộ LĐTB&XH và Quy hoạch phát triển KT-XH Tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020, công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh đề ra như sau:

- Mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển qui mô đào tạo nghề, đặc biệt tăng nhanh đào

tạo nghề hệ CĐN, TCN; Phấn đấu trong giai đoạn tuyển mới đào tạo nghề cho 122.097 người, trong đó CĐN là 8.050 người, TCN là 25.850 người; SCN và dạy nghề thường xuyên là 88.237 người.

- Nhiệm vụ: Tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính sách, pháp

luật của nhà nước trên lĩnh vực dạy nghề; Triển khai thực hiện qui hoạch hệ thống dạy nghề tỉnh Khánh Hoà; Xây dựng đề án nâng cao chất lượng đội ngũ GV dạy nghề; Triển khai thực hiện kế hoạch thu hút và ưu đãi GV dạy nghề đã được UBND Tỉnh Khánh Hoà ban hành (Công báo Tỉnh Khánh Hòa, 2009).

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)