Về nguyên tắc có thể dự báo NNL theo phương pháp ngoại suy xu thế trên cơ sở các số liệu thống kê tình hình lao động trong quá khứ. Điều kiện có thể tiến hành là thu thập được đủ các số liệu thống kê phản ánh biến động của NNL trong thời kỳ đã qua. Kết quả dự báo có được trên cơ sở giả thiết sự biến động của chỉ tiêu dự báo về cơ bản không khác biệt nhiều so với xu hướng biến động trong quá khứ. Khi dự báo bằng phương pháp này cần chú ý đến tính tự hồi quy trong các chuỗi thời gian mà độ trễ thường kéo dài khoảng trên dưới vài chục năm. Để nâng cao độ tin cậy của dự báo cần có thêm số liệu và thông tin về KT-XH để điều chỉnh dự báo.
Phương pháp ngoại suy xu thế là phương pháp dự báo theo đường xu hướng (hồi quy theo thời gian). Đường xu hướng còn có tên gọi là đường hồi quy. Các phương pháp dự báo nhu cầu theo đường xu hướng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định đường xu hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường xu hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đường xu hướng lý thuyết, tiến hành dự báo nhu cầu cho các năm tương lai. Để xác định được đường xu hướng lý thuyết, đòi hỏi phải có nhiều số liệu trong quá khứ.
Đường xu hướng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Để biết được đường xu hướng là tuyến tính hay phi tuyến tính, trước hết ta cần biểu diễn các nhu cầu thực tế trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng phát triển của các dữ liệu đó. Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng hoặc giảm tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định thì ta có thể vạch ra một đường thẳng biểu hiện chiều hướng đó. Nếu các số liệu biến động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăng nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có thể sử dụng các đường cong thích hợp để mô tả sự biến động đó (đường parabol, hyperbol, logarit…). Tuy nhiên, trong tài liệu này trình bày chủ yếu về đường thẳng.
Phương trình đường thẳng có dạng: Y = ax + b. Trong đó:
Y: - Số nhu cầu thực tế (nếu là thời kỳ quá khứ);
- Số dự báo (nếu là thời kỳ tương lai);
X: Số thứ tự các thời kỳ (biến thời gian); số giai đoạn khảo sát a: Độ dốc của đường xu hướng;
b: Tung độ gốc; n: Số lượng quan sát. 2 2 . . ( ) x y nx y a x n x b y ax
Lưu ý: Trường hợp a >0: Đường biểu diễn dốc lên; a <0: Đường biểu diễn dốc xuống; a=0: Đường biểu diễn nằm ngang.