Giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 29 - 30)

Trong nền kinh tế thị trường, phát triển NNL có thể được diễn đạt ở khía cạnh tạo cung lao động trên TTLĐ không chỉ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, mà quan trọng hơn đó là nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động. Khả năng này có được chủ yếu thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, học tập suốt đời và hơn nữa, đó là đào tạo theo định hướng cầu lao động. Mọi sự thay đổi của cầu lao động về số lượng, chất lượng và cơ cấu phải được nhận biết, xem xét và điều chỉnh trong đào tạo nhân lực. Theo hướng này, vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo đã được thay đổi rất căn bản, không còn bó hẹp hay khép kín trong hệ thống giáo dục, đào tạo theo quan niệm truyền thống mà được mở ra, gắn kết chặt chẽ với sản xuất, việc làm, TTLĐ.

Cấu trúc hệ thống đào tạo NNL theo định hướng cầu được mở rộng, bao gồm: (i) Hệ thống giáo dục phổ thông, tạo cho NLĐ có nền dân trí tối thiểu để tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và lao động sáng tạo khi tham gia vào TTLĐ, góp phần quan trọng trong hình thành nhân cách con người, đặc biệt là nhân cách nghề nghiệp của con NLĐ mới trong tương lai; (ii) Hệ thống giáo dục đào tạo nghề (theo 3 cấp trình đồ gồm sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) nhằm đào tạo đội ngũ lao

động kỹ thuật và công nghệ phù hợp với yêu cầu của sản xuất, đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh trên TTLĐ, tăng cơ hội có việc làm của NLĐ; (iii) Hệ thống giáo dục ĐH và SĐH đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đội ngũ lao động tri thức, có năng lực làm chủ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, ứng dụng và sáng tạo thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt trong điều kiện khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Mặt khác, hệ thống giáo dục đào tạo ĐH và SĐH còn cung cấp nhân lực làm công tác quản lý và quản trị sản xuất kinh doanh lành nghề phục vụ cho yêu cầu quản lý ngày càng phức tạp trong sản xuất kinh doanh cũng như trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)