Mô hình tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang (Trang 70 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ máy Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang)

* Cục trưởng và các phó cục trưởng

Cục trưởng: Là người đứng đầu ngành thống kê thống kê tỉnh Tuyên Quang, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh Cục trưởng Cục thống kê. Cục trưởng Phó cục trưởng Phòng Dân số- Văn xã Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Thanh tra-Thi đua khen thưởng Phòng Nông nghiệp Phòng Công thương Phòng tổng hợp Phó cục trưởng Chi cục thống kê Thành phố Chi cục thống kê huyện Sơn Dương Chi cục thống kê Hàm Yên Chi cục thống kê huyện Na Hang Chi cục thống kê huyện Chiêm Hoá Chi cục thống kê huyện Lâm Bình Chi cục thống kê huyện Yên Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh về hoạt động của Cục trong các lĩnh vực chuyên môn được giao; chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Ban giám đốc nhằm vận dụng có hiệu quả công tác lãnh đạo Cục và phong trào tại địa phương.

- Chủ trì bàn bạc công việc, kết luận các phiên họp của Ban giám đốc. - Đại diện cho Cục thống kê trong các kỳ họp của Tỉnh uỷ, và Uỷ ban nhân dân tỉnh; Đề xuất, kiến nghị các vấn đề có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của ngành thống kê trong công tác tham mưu, đề xuất hoạch định chính sách cho địa phương.

- Đại diện cho Cục thống kê Tuyên Quang trong công tác đối ngoại với các tỉnh bạn, các nước có quan hệ công tác liên quan đến công tác thống kê.

- Là thủ trưởng trực tiếp cơ quan Thống kê địa phương, phụ trách chung chỉ đạo công tác đối ngoại, công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ; là chủ tài khoản chịu trách nhiệm về tài chính và thu chi ngân sách.

- Quyết định những vấn đề của Cục trong trường hợp cấp bách và thông báo cho Ban giám đốc trong kỳ họp gần nhất.

- Ký các văn bản của Ban lãnh đạo: Chỉ đạo đánh giá tổng kết phong trào và hoạt động của các cấp cơ sở trực thuộc; Quyết định công nhận ban lãnh đạo; Quyết định về nhân sự cơ quan Văn phòng cục từ Phó cục trưởng trở lên lên; Quyết định khen thưởng; Văn bản trình, báo cáo Ban thường vụ tỉnh uỷ, Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, UBND, HĐND tỉnh; Các văn bản đối ngoại quan trọng của Cục.

Thực tế, Cục trưởng là người có kinh nghiệm lãnh đạo chỉ đạo, hiểu biết sâu về tổ chức và hoạt động của Cục thống kê.

Các phó Cục trưởng: Là người thực hiện nhiệm vụ chức danh phó Cục trưởng Cục thống kê.

61

Thực hiện nhiệm vụ theo chức danh do Cục trưởng phân công phụ trách theo mảng công việc.

- Nghiên cứu chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào việc lãnh đạo đơn vị, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, Ban giám đốc về công tác chuyên môn và chuyên đề được phân công phụ trách.

- Tổ chức các hoạt động phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban chuyên môn của Cục thuộc lĩnh vực mình phụ trách nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.

- Chỉ đạo các hoạt động, ký các văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên đề được phân công phụ trách.

- Thay mặt Cục trưởng giải quyết các công việc khi được uỷ quyền.

Thực tế, các Phó cục trưởng là người có kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, có hiểu biết sâu về hoạt động của Cục. Cùng Cục trưởng quản lý cơ quan Cục.

* Trưởng các phòng chuyên môn, Chi cục trưởng

Trưởng các phòng chuyên môn, chi cục trực thuộc là người đứng đầu các phòng, chi cục.

Thông thường ở Văn phòng Cục, trưởng các phòng ban, chi cục cơ sở đảm nhiệm hai mảng công việc chính và lãnh đạo phòng, đơn vị mình phụ trách theo chuyên môn và thường là uỷ viên Ban chấp hành.

Lãnh đạo phòng, chi cục trực thuộc làm các công việc liên quan đến lãnh đạo, điều hành các các hoạt động của phòng, đơn vị cơ sở theo nhiệm vụ và quyền hạn do Ban giám đốc quy định và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Là người thực hiện nhiệm vụ theo chức danh trưởng phòng. Trưởng phòng là người có thẩm quyền cao nhất. Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về toàn bộ hoạt động của phòng, đơn vị cơ sở và cán bộ của phòng, đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vị. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đôn đốc, tổng kết, đánh giá kết quả việc thực hiện nội dung công tác phòng, đơn vị cơ sở.

- Chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn, phong trào tại các địa phương vùng, miền được phân công; tham mưu đề xuất với Ban giám đốc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các công việc về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham dự đầy đủ các kỳ họp của Ban chấp hành, đóng góp xây dựng chủ trương và biện pháp, tổ chức thực hiện các nghị quyết theo chức trách được phân công và chấp hành sự phân công của Ban giám đốc.

- Định kỳ kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chuyên đề được phân công. - Được ký các văn bản trong phạm vị cơ quan phòng, đơn vị thuộc chuyên môn, chuyên đề được phân công phụ trách được phát hành trong cơ quan Cục.

Thực hiện được hai chức năng trên, trưởng phòng phải là người biết quản lý nhóm, xây dựng kế hoạch làm việc, biết điều phối công việc, nắm được chương trình hoạt động và là người có tính quyết đoán (dám chịu trách nhiệm), ra quyết định kịp thời trong tình huống khó khăn. Hiểu biết công việc chung của ngành thống kê và chuyên môn, nghiệp vụ của phòng ban đơn vị mình phụ trách. Có kiến thức quản trị.

* Phó các phòng ban, chi cục

Phó các phòng ban, chi cục trực thuộc là người giúp và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về phần việc được phân công phụ trách.

Tại Văn phòng cục, chi cục, giúp việc Trưởng các phòng, chi cục gồm có 1 phó trưởng phòng, phó chi cục trưởng đảm nhiệm những mảng lĩnh vực do trưởng phòng giao và cũng chính là người quản lý bộ phận, giúp việc cho trưởng phòng, phân công điều hành cán bộ trong bộ phận. Là người xây dựng kế hoạch và trực tiếp tổ chức hướng dẫn cán bộ trong bộ phận thực hiện nghiên cứu, triển khai các nội dung công tác theo chức năng, nhiệm vụ. Là người kiểm tra đôn đốc và đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ của cán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bộ trong bộ phận. Là người chịu trách nhiệm viết các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết theo mảng công việc được phân công phụ trách.

Thực hiện được chức năng trên phó các phòng cần là người biết quản lý nhóm, chủ động xây dựng kế hoạch làm việc, biết điều phối công việc, nắm được chương trình hoạt động và là người có bản lĩnh, ra quyết định trong tình huống khó khăn. Có hiểu biết chung về công tác thống kê và nắm vững công việc chuyên môn của bộ phận phụ trách. Nắm được công việc chuyên môn của các bộ phận khác và của đơn vị để điều hành khi trưởng phòng uỷ quyền.

* Chuyên viên các phòng ban, chi cục cơ sở

Chuyên viên các phòng ban, chi cục cơ sở là người giúp việc, chấp hành sự phân công của trưởng phó phòng. Là người trực tiếp thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phần được phân công theo tiêu chuẩn chức danh: Có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

Công việc chính của cán bộ chuyên viên: Nghiên cứu chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy của cơ quan. Chủ động tham mưu giúp việc trưởng, phó phòng về phần việc được phân công và công việc đột xuất. Soạn thảo văn bản, tài liệu liên quan đến công việc được phân công. Về tổ chức, hành chính văn phòng, tuyên truyền, đối ngoại, doanh nghiệp, ...

Yêu cầu đối với chuyên viên là người có kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ được phân công; có tư duy tổ chức thực hiện; có kiến thức về các tài liệu văn bản liên quan; có kiến thức công tác xã hội, kinh tế liên quan đến công việc. Biết rõ hoạt động của thống kê.

Qua việc phân tích các vị trí công việc của cán bộ Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang ở trên, ta có thể đưa ra khái niệm chung: “Cán bộ Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang là những người tham gia trực tiếp vào công việc tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo Cục thống kê, đó là trưởng, phó các phòng, chi cục cơ sởgọi chung là cán bộ lãnh đạo quản lý (cấp phòng), chuyên viên thuộc các phòng”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)