Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang (Trang 45 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành thống kê các nước đại diện nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

- Phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng của tổng thể các chiến lược phát triển của ngành thống kê. Phù hợp với từng thời kỳ và sự biến động của thể chế chính trị, từng bối cảnh lịch sử, Tổng cục Thống kê cần có các quyết sách và giải pháp thích hợp về thời gian, không gian để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.

- Sự tiến bộ của mỗi thành viên là thành công của tổ chức, nên sự phát triển không ngừng của ngành thống kê là điều kiện và cũng là yêu cầu đối với mỗi nhân viên. Đào tạo nâng cao trình độ nhân viên là một quá trình lâu dài, liên tục và muốn làm việc tốt phải học tập suốt đời, mỗi thành viên phải tự có nhu cầu thăng tiến, nhu cầu phát triển. Từ đó tạo dựng nên quan niệm học tập suốt đời, hay "văn hóa học" cho nguồn nhân lực của tổ chức.

- Cân bằng lợi ích của các bên tham gia phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm sự phát triển bền vững và ổn định. Tổng cục Thống kê là nơi tạo môi trường nuôi dưỡng, đặt yêu cầu và thực hiện các hoạt động phát triển, công chức của ngành thống kê là khách thể trong hoạt động phát triển của Tổng cục thống kê, nhưng là người giải quyết mọi bài toán của thống kê. Do vậy chỉ khi tạo được sự đồng thuận của hai bên tham gia thì phát triển nguồn nhân lực mới đi đúng mục tiêu và hiệu quả.

- Phát triển nguồn nhân lực phải được hỗ trợ tích cực bởi các công cụ tin học và truyền thông. Quản lý nguồn nhân lực không chỉ là công tác tham mưu, hỗ trợ mà còn là nhiệm vụ mang tính quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới, phát triển của ngành thống kê. Do đó, phải coi công tác phát triển nguồn nhân lực là một ngành khoa học, trong đó các chức năng của phát triển nguồn nhân lực được xem xét giải quyết trong một tổng thể, định hướng theo tôn chỉ hoạt động của tổ chức. Cần xây dựng các công cụ quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân sự phù hợp với các qui định của nhà nước, của ngành, điều kiện của công tác tổ chức cán bộ trong ngành thống kê, đó là những qui định đã được lượng hóa cho hoạt động phát triển nhân sự, như: (i) bản tiêu chuẩn công việc (có các yêu cầu về năng lực cá nhân); (ii) bản mô tả công việc, mô tả chức năng, có bản tối ưu hóa công việc và tối ưu hóa chức năng cho từng vị trí công việc; (iii) bản phân tích tiềm năng cho cán bộ hoặc cho nhóm công tác; (iv) qui định về sự thăng tiến cho đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ chuyên viên; (v) chương trình khuyến khích và động viên vật chất; (vi) qui định về các tiêu chí thành tích dùng để đánh giá nhân sự. (vii) qui định và chuẩn hóa các biện pháp nâng cao trình độ.

- Tổng cục Thống kê là một loại hình tổ chức chính trị xã hội có nhiều đặc thù trong hoạt động, nên cần được xác định tính độc lập (tương đối) của loại hình tổ chức này. Từ đó phát triển nguồn nhân lực mới có những cơ sở pháp lý và điều kiện vật chất tương xứng để phát triển nguồn nhân lực đúng mục tiêu và kỳ vọng phát triển của tổ chức. Các cơ quan thống kê của các nước trên thế giới đều có cơ sở đào tạo bồi dưỡng riêng, chuyên phục vụ cho mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)