Quan điểm nâng cao chất lượng nhân lực của thống kê tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang (Trang 96 - 119)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Quan điểm nâng cao chất lượng nhân lực của thống kê tỉnh Tuyên Quang

Xuất phát từ yêu cầu phát triển của đất nước, của địa phương cũng như yêu cầu phát triển của ngành thống kê cả nước nói chung, ngành thống kê địa phương nói riêng.

Chiến lược phát triển thống kê giai đoạn 2011 - 2015 tầm nhìn 2020. Xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong việc đổi mới đồng bộ các chỉ tiêu thống kê, hình thành hệ thống thông tin thống nhất đạt hiệu quả cao, nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác các thông tin thống kê phục vụ các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.

Đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; đảm bảo yêu cầu phát triển của địa phương phù hợp với yêu cầu chung của cả nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Kiện toàn về tổ chức, đáp ứng đủ lực lượng cán bộ nhằm triển khai các bước công việc trong kế hoạch thực hiện đề án đổi mới đồng bộ hệ thống các chỉ tiêu thống kê, đảm bảo đến năm 2015 thu thập, tổng hợp và công bố số liệu của tất cả chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu mới.

4.2. Định hƣớng, mục tiêu nâng cao chất lƣợng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang

4.2.1. Định hướng nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, tầm nhìn 2020 Tuyên Quang đến năm 2015, tầm nhìn 2020

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược thách thức của tổ chức ở trên, rất nhiều chiến lược chức năng cần được khởi động. Chiến lược nâng cao năng lực cho cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang bao gồm nhiều đối tượng: Cán bộ lãnh đạo trong Ban giám đốc, cán bộ quản lý lãnh đạo cấp phòng, chi cục, chuyên viên theo các tiêu chuẩn chức danh, nhân viên.

4.2.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, tầm nhìn 2020 Quang đến năm 2015, tầm nhìn 2020

* Về cơ cấu cán bộ

Bảng 4.1. Cơ cấu vị trí làm việc của cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang Đơn vị tính: người Vị trí làm việc 2012 2015 2020 Ban giám đốc 3 4 4 Lãnh đạo quản lý 16 18 20 Chuyên viên 33 58 65 Lao động khác 2 2 Tổng số 52 82 91 (Tác giả xây dựng)

Trong đó, Ban giám đốc sẽ tăng lên 33,3% trong 5 năm và 33,3% trong 10 năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng, chi cục sẽ tăng lên 12,5% trong 5 năm và tăng 25% trong 10 năm tới, tức là tăng số lượng cán quản lý trực tiếp triển khai và thực thi nhiệm vụ.

Chuyên viên tăng lên 75,75% trong 5 năm và tăng 96,96% trong 10 năm tới, số lượng người tăng lên đồng nghĩa với việc chất lượng cán bộ cũng phải được nâng lên, đáp ững yêu cầu công việc và các mục tiêu kế hoạch đề ra.

Cán bộ quản lý lãnh đạo, chuyên viên: Người có đủ năng lực về kiến thức, kỹ năng, thái độ để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Tổ chức.

* Về năng lực quản lý lãnh đạo

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực hoạt động của tổ chức. + Tài chính

+ Doanh nghiệp + Quản trị + Tổ chức

+ Phát triển bền vững + Nghiên cứu khoa học + Quan hệ quốc tế + Tuyên truyền

+ Luật pháp - chính sách

Xây dựng đội ngũ quản lý lãnh đạo đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

* Về năng lực chuyên viên: “Xây dựng đội ngũ chuyên viên mạnh”

- Thu hẹp khoảng cách năng lực làm việc hiện nay của cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang với năng lực cần thiết và so với mặt chung của xã hội.

- Trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu công việc.

- Về trình độ tiếng Anh 30% cán bộ quản lý lãnh đạo có thể giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Anh, 50% chuyên viên có thể giao tiếp trực tiếp và đọc tài liệu tiếng Anh.

* Văn hoá

Văn hoá công sở: Lề lối làm việc chuẩn hoá, nền nếp, dân chủ, minh bạch. “Xây dựng, Bảo tồn và hội nhập văn hoá công sở với văn hoá hội nhập quốc tế, khu vực”

4.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang

4.3.1. Hoàn thiện chiến lược quy hoạch và kế hoạch, tổ chức, phát triển nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang

Phát triển nhân lực làm công tác thống kê để xây dựng đội ngũ những người làm công tác thống kê đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng và cơ cấu trình độ hợp lý.

Căn cứ chiến lược quy hoạch phát triển và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang tiến hành xây dựng chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn, năng động trong công việc, đủ đức đủ tài đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

* Tổ chức, nhân lực

Đổi mới cơ cấu tổ chức Hệ thống thống kê tập trung theo hướng chuyên môn hóa các hoạt động thống kê (Thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích và dự báo, phổ biến thông tin thống kê) trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin . Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức thống kê trên cơ sở rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 03/NĐ/2010-CP ngày 13/1/2010 về qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngay Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành theo QĐ số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng chính phủ và các chương trình chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 của Bộ, ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị

chức năng của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao tổ chức công tác thống kê của ngành Tòa án và ngành Kiểm soát theo qui định của Luật Thống kê. Tăng cường thống kê Sở, ngành ở địa phương; thống kê xã, phường bằng việc bố trí đủ người làm công tác thống kê chuyên trách. Thành lập Hội đồng Thống kê quốc gia để điều phối các hoạt động thống kê và là cầu nối giữa các bên sản xuất, cung cấp và sử dụng thông tin thống kê.

Hoàn thiện tiêu chuẩn các chức danh công chức, viên chức thống kê và xác định số lượng, cơ cấu ngạch công chức, viên chức thống kê trong từng đơn vị của Hệ thống thống kê Nhà nước. Đổi mới công tác tuyển dụng nhân lực thống kê theo hướng khuyến khích làm việc lâu dài trong ngành thống kê. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo thống kê tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng quản lý các hoạt động thống kê.

4.3.2. Phát triển giáo dục, đào tạo qua đó nâng cao trình độ của nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động về ngành

Hiện nay, ngành thống kê ở địa phương vẫn chưa được coi trọng, kể cả quan niệm của người trong ngành và ngoài ngành. Điều này dẫn đến những tâm lý xem thường ngành thống kê trong và ngoài xã hội. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn của khoa học và đời sống kinh tế xã hội, các số liệu thống kê địa phương ngày càng khẳng định dần vị trí quan trọng. Các ngành kinh tế xã hội, các tổ chức nghiên cứu khoa học rất cần nhận được những số liệu thống kê địa phương nhằm hỗ trợ cho công việc. Do vậy, xóa bỏ tư duy cũ nhằm thay đổi nhận thức về ngành thống kê như là một bộ phận không thể thiếu của đời sống kinh tế xã hội là yêu cầu cấp bách đối với ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Thực hiện tuyên truyền về vai trò và các ấn phẩm thống kê mà Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang có thể cung cấp cho thị trường. Đồng thời, tuyên truyền về tinh thần hợp tác của Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang đối với các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong và ngoài tỉnh trong việc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu số liệu thống kê của họ.

Sử dụng các ấn phẩm tuyên truyền như pano, áp phích. Sử dụng các văn bản thông báo hoặc thư ngỏ gửi đến các tổ chức đoàn thể mục tiêu như trường học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp.

Ngoài ra, các nội dung quảng cáo trên trang chủ của tỉnh, của Tổng cục, trên truyền thanh, truyền hình và báo chí trong và ngoài tỉnh cũng cần được phối hợp thực hiện. Cục cũng cần xây dựng và phát triển website riêng cho mình nhằm phục vụ nhu cầu thông tin tức thời của đơn vị có nhu cầu.

Dự kiến lợi ích có thể mang lại cho Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang là sẽ thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ trong toàn đơn vị, thay đổi nhận thức của xã hội về ngành và sẵn sàng phối hợp thực hiện.

Xa hơn nữa, có thể hy vọng về việc Cục sẽ có nhiều hợp đồng cung cấp thông tin với nhiều nhóm khách hàng khác nhau trong và ngoài tỉnh, như vậy, sẽ có nhiều việc làm và mang lại thu nhập cho cán bộ cũng như đơn vị.

Kinh phí để thực hiện tuyên truyền có thể trích từ quỹ của đơn vị. Phải xem xét đây là nhiệm vụ chính trị và kinh tế đối với sự tồn tại và phát triển của ngành thống kê trên địa bàn tỉnh.

4.3.3. Nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ ngành Thống kê

Như đã phân tích ở phần trên, chất lượng đầu vào của cán bộ Cục Thống kê chưa cao, mục tiêu nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới đòi đỏi nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ Cục Thống kê mới đảm đương được công việc.

Thực tế, trong thời gian qua khâu tuyển dụng đầu vào của Cục Thống kê có bất cập: khi là đối tượng tuyển mới thì chủ yếu là con em cán bộ ngành

hoặc có quen biết, tốt nghiệp đại học chính quy hoặc dân lập, biết ngoại ngữ, tin học cơ bản. Về tiêu chuẩn thì tương đối cơ bản, nhưng không cần đúng ngành nghề. Điều này cũng gây hạn chế năng lực và hứng thú làm việc. Cán bộ được điều động. thuyên chuyển từ cơ quan, đơn vị khác hoặc từ cơ sở lên cũng đã cố gắng bố trí phù hợp với ngành nghề đào tạo nhưng còn ít chủ yếu từ các ngành khác sang, chưa đáp ứng hoàn toàn với vị trí tham mưu ở tầm vĩ mô, hiệu quả hoạt động của đơn vị chưa cao. Từ nay đến năm 2015, chất lượng nguồn nhân lực Cục Thống kê đứng trước sức ép phát triển tổ chức theo phương thức mới. Điều này gây nên tình trạng nguồn lao động đầu vào chưa đủ chất lượng, chưa được trang bị kỹ năng làm việc cơ bản. Do đó, nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang là nhiệm vụ cấp thiết, cần sớm được thực hiện.

- Đảm bảo thực hiện mục tiêu của đơn vị mà ngành và cấp giao cho. - Đảm bảo chất lượng cán bộ về bằng cấp chuyên môn, về cơ cấu độ tuổi, về cơ cấu giới tính, tâm huyết với nghề, có kỹ năng tối thiểu khi vào ngành.

+ Nâng cao tỷ lệ lựa chọn số người được tuyển/số hồ sơ nộp. Trình độ đầu vào cao hơn, yêu ngành nghề hơn, học vấn, bằng cấp phù hợp.

+ Đảm bảo đầy đủ và cân đối nguồn cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang theo mục tiêu đến năm 2015.

+ Chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho cán bộ trong ngành trước khi họ bắt đầu công việc thực sự.

Biện pháp nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ ngành thống kê là những hoạt động hướng vào thu hút nguồn nhân lực, hoạt động tuyển dụng nâng cao lựa chọn, trình độ cá nhân, tính cơ cấu độ tuổi vùng miền, cụ thể là:

- Quảng bá hình ảnh của ngành thống kê trước công chúng, sinh viên nhất là đối tượng trẻ, có năng lực, yêu ngành, yêu nghề; không có sức ép tâm lý khi làm việc.

- Xây dựng các kênh cung cấp nguồn nhân lực đa dạng để huy động nhân lực từ các nguồn khác nhau.

Trên thông tin đại chúng, đưa chỉ tiêu tuyển dụng lên các trang mạng, trang mạng ngành. Ngay chính trong nội bộ ngành, huy động sự tìm kiếm, giới thiệu người mới từ chính các cán bộ hiện tại của ngành. Thêm nữa, có kênh đặc biệt thu hút chuyên gia là người đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

- Triển khai các chương trình phối hợp với các trường đại học chuyên ngành phù hợp để tuyển dụng sinh viên giỏi. Thu hút sinh viên xuất sắc đến thực tập, làm việc. Để các em thấy đây là nơi các em được thể hiện sức sáng tạo, được đào tạo những lĩnh vực mới, được tham gia vào sự phát triển của đất nước, của tỉnh nhà... ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Cục Thống kê tổ chức buổi phỏng vấn, thi tuyển dành riêng cho sinh viên khá giỏi sắp và vừa tốt nghiệp. Lựa chọn thi tuyển các cán bộ thuyên chuyển, điều động. Các yêu cầu tuyển dụng được đưa về trực tiếp các trường, học viện, cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Mở các khoá học đào tạo trước cho những người trước khi trở thành nhân viên làm việc chính thức về nghiệp vụ công tác ngành thống kê, quản lý nhà nước.

- Cục Thống kê cần có cán bộ chuyên trách về tuyển dụng, đào tạo. Để thực hiện thường xuyên các biện pháp được đề cập ở trên, cần có người thực hiệc chuyên môn hoá công việc đó. Hiện tại, cán bộ nhân sự của Cục thống kê chưa chuyên môn hoá rõ rệt theo từng mảng công việc, mới chỉ giải quyết sự vụ, kiêm nhiệm, chưa chuyên biệt một cách hệ thống..

- Xây dựng được hệ thống vệ tinh cung cấp thông tin về nguồn nhân lực. - Xây dựng trung tâm đào tạo nội bộ. Đảm bảo nâng cấp Trường Cao đẳng thống kê thành Đại học thống kê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3.4. Nâng cao đạo đức, tác phong làm việc của nhân lực thống kê tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

Trong phần phân tích trên, cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang có tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ chung với đặc thù công việc hành chính thuộc các cơ quan nhà nước và theo tiêu chí chung, thì còn nhiều tiêu chí là điểm yếu của cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang kể cả năng lực tư duy, chuyên môn và kỹ năng thực hành.

Nhưng hiện tại, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang chưa có chuẩn đo lường, đánh giá riêng cán bộ ngành thống kê. Đây là nguồn gốc nguyên nhân không được đào tạo các kiến thức, kỹ năng về thống kê, về dự báo, nghiên cứu khoa học, kỹ năng xử lý tình huống trong công việc.

Xây dựng hệ thống chuẩn năng lực riêng cho cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015. Đây là căn cứ để tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và thăng tiến cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang.

- Làm tốt công tác dự báo: Mục tiêu, chiến lược, nhu cầu nguồn nhân lực, văn hoá của ngành đến năm 2015.

- Xây dựng khung năng lực cho cán bộ ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015.

- Có cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị liên quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang (Trang 96 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)