5. Kết cấu của luận văn
1.4.2.1. Quy trình quản lý chất lượng nhân lực
Hiện nay, trên nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau chưa có đề cập đến quy trình quản lý chất lượng nhân lực. Để thực hiện được vấn đề này, tác giả đã nghiên cứu tổng hợp các tài liệu khác nhau, dựa trên tham khảo ý kiến chuyên gia và đã xây dựng được mô hình thể hiện quy trình quản lý chất lượng nhân lực dựa trên mô hình biểu diễn các giai đoạn trong quản lý nhân lực 1.1 ở trên. Mô hình quy trình này được mô tả sát thực với các tổ chức hành chính ở Việt Nam. Chi tiết như trong sơ đồ 1.2 dưới đây.
Từ mô hình trên cho thấy, ở mỗi giai đoạn của hoạt động quản lý đều cần có những bước thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu công việc và phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Để thực hiện được điều này, cần có những hoạt động đánh giá dựa trên những tiêu chí cơ bản định sẵn cho nhà quản lý. Các tiêu chí này sẽ được tiếp tục trình bày trong mục tiếp theo dưới đây.
Sơ đồ 1.2. Quy trình quản lý chất lƣợng nhân lực
(Nguồn: Tác giả tổng hợp xây dựng)
GIAI ĐOẠN TUYỂN DỤNG GIAI ĐOẠN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN HẬU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
- Tìm kiếm nguồn nhân lực; - Thông báo tuyển dụng;
- Áp dụng công cụ, phương tiện và phương pháp tuyển dụng;
- Tiến hành tuyển dụng; - Xử lý kết quả;
- Thông báo trúng tuyển; - Tiếp nhận lao động.
Chuẩn theo bản mô tả công việc của mỗi đơn
vị, tổ chức khác nhau YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Bố trí vị trí công tác và giao việc làm;
- Tiếp nhận kết quả làm việc theo định kỳ;
- Đánh giá chất lượng định kỳ; - Đào tạo và phát triển;
- Điều chuyển hoặc sa thải;
- Khen thưởng và kỷ luật. Tổ chức đánh giá theo chuẩn mô tả công việc và yêu cầu
của tổ chức ở mỗi thời kỳ phát triển
nhất định YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
- Thực hiện chế độ chính sách theo luật định;
- Thực hiện chế độ chính sách ngoài luật định;
- Quan tâm, chăm sóc người lao động sau khi không công tác tại đơn vị;
- Động viên, thăm hỏi lễ tết. Người lao động sau khi không công tác vẫn có thái độ tích
cực với đơn vị YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG