5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 1040
53'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy.
* Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587m so với mực nước biển.
* Thời tiết khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220 - 240 C. Cao nhất trung bình 330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 120 - 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sương muối.
* Tài nguyên thiên nhiên: Với tổng diện tích tự nhiên 586.800 ha, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả nước, bình quân diện tích tự nhiên theo đầu người là 0,87 ha/người (năm 2004). Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp: 70.195 ha, chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng 445.848 ha, chiếm 76,16%, đất ở 5.156 ha và đất chưa sử dụng 26.765 ha.
Bảng 3.1. Hiện trạng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang năm 2011
CHỈ TIÊU Tổng số (ha) Cơ cấu (%) Diện tích tự nhiên 586.732,71 100.00 I Đất nông nghiệp 531.609,79 90,61
1 Đất sản xuất nông nghiệp 82.509,29 14,06
Đất trồng cây hàng năm 48.653,14 8,29
Đất trồng lúa 26.555,48 4,53
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 195,39 0,03 Đất trồng cây hàng năm khác 21.902,27 3,73
Đất trồng cây lâu năm 33.856,15 5,77
2 Đất lâm nghiệp có rừng 446.926,17 76,17 Rừng sản xuất 257.756 43,93 Rừng phòng hộ 141.677,29 24,15 Rừng đặc dụng 47.492,88 8,09 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.937,55 0,33 4 Đất nông nghiệp khác 236,78 0,04
II Đất phi nông nghiệp 43.385,72 7,39
1 Đất ở 5.610,49 0,96
Đất ở đô thị 643,63 0,11
Đất ở nông thôn 4.966,86 0,85
2 Đất chuyên dùng 24.246,08 4,13
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 251,25 0,04
Đất quốc phòng, an ninh 2.680,15 0,46
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2.234,83 0,38
Đất có mục đích công cộng 19.079,85 3,25
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 26,3 0,01
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 881,55 0,15
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 12.609,49 2,15
6 Đất phi nông nghiệp khác 11,81 0,01
III Đất chƣa sử dụng 11.737,2 2,0
1 Đất bằng chưa sử dụng 1.391,91 0,24
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 5.067,92 0,86
3 Núi đá không có rừng cây 5.277,37 0,9
* Tài nguyên khoáng sản: Theo sổ mỏ và điểm quặng tỉnh Tuyên Quang do Cục Địa chất Việt Nam - Bộ Công nghiệp biên soạn năm 1994 và tài liệu của các ngành hữu quan, tỉnh Tuyên Quang có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đầu về trữ lượng và chất lượng là quặng sắt, barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì-kẽm, angtimon...là yếu tố hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.
* Tài nguyên rừng: Kết quả kiểm kê rừng (theo Chỉ thị 286/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), rừng gỗ chiếm 2/3 diện tích rừng toàn tỉnh, trữ lượng 16.116.000 m3 gồm các loại như keo, lát, mỡ, bạch đàn, thông, xoan, tếch, bồ đề…Trong đó, cây keo và bồ đề có trữ lượng lớn nhất (từ 550.000 – 650.000 m3 mỗi loại), tiếp đến là mỡ và thông mỗi loại từ 120.000 – 300.000 m3; cây gỗ lát khoảng 66,5 tỷ cây. Ngoài ra, có rừng đặc sản là quế, diện tích xấp xỉ 4.000 ha nhưng có giá trị kinh tế rất cao.