Kinh nghiệm Trung quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.1.2. Kinh nghiệm Trung quốc

Cùng với sự phát triển của hệ thống chính trị, ngành thống kê Trung Quốc phát triển ngày một lớn mạnh và nhanh chóng trở thành một tổ chức chính trị xã hội góp phần quan trọng trong việc quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế, thông tin dự báo các hiện tượng kinh tế xã hội. Điều này thể hiện rõ nét qua đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, từ một hệ thống thống kê nhỏ bé nay tách mai sáp nhập, nay ghép vào ngành nay mai sang ngành khác theo địa bàn hành chính của đất nước, hiện nay bộ máy của thống kê Trung Quốc đã có Tổng cục riêng trực thuộc Chính phủ và hơn 1000 Cục thống kê các tỉnh thành phố cấp dưới. Làm công tác thống kê, phân tích, dự báo các hiện tượng kinh tế, xã hội; thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng nhà nước giao. Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và pháp luật, Tổng cục thống kê Trung Quốc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách độc lập, không phụ thuộc vào sự can thiệp của chính quyền các địa phương, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quần chúng hay bất cứ cá nhân nào. Các vụ, viện thuộc Tổng cục tập trung chủ yếu vào công tác nghiên cứu, tham mưu hoạch định chính sách và xây dựng các qui chế, chế độ nhằm điều chỉnh đối tượng quản lý thuộc thẩm quyền. Các hoạt động tác nghiệp của các Cục địa phương đóng tại địa phương và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục.

Trong công cuộc cải cách hành chính toàn diện ngày càng sâu rộng của ngành thống kê Trung Quốc, trước cuộc chiến ngày càng gay gắt về cạnh tranh nhân tài, ngành thống kê Trung Quốc nhận rõ vai trò quan trọng của phát triển nguồn nhân lực và đã áp dụng những biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế phát triển và quản lý nguồn nhân lực theo mô hình mới, chuyển đổi phương thức quản lý hành chính sang dự toán, quy hoạch. Thiết lập lý luận thị trường hóa nguồn nhân lực. Nhân lực của ngành thống kê Trung Quốc là công chức của Nhà nước CHND Trung Hoa. Công chức vào làm việc trong ngành thống kê đều phải qua kỳ thi tuyển dụng do Vụ Nhân sự

tổ chức. Công tác thi và qui trình thi tuyển tại ngành thống kê theo nguyên tắc: công khai, bình đẳng, cạnh tranh, coi trọng người tài. Trong thông báo công khai về tuyển dụng, ngoài những yêu cầu chung về chính trị, sức khỏe, trình độ chuyên môn (có kiến thức tốt về thống kê, kinh tế, cơ sở lý luận về lĩnh vực thi tuyển…), tiêu chuẩn về ngoại ngữ được qui định rõ ràng cụ thể, đó là phải đạt trình độ tiếng Anh cấp CEP 6 trở lên (Chứng chỉ tiếng Anh cấp quốc gia của Trung quốc - tác giả luận văn), ưu tiên người có bằng thạc sĩ thống kê, kinh tế. Người trúng tuyển chỉ được bổ nhiệm là công chức của ngành thống kê sau khi kết thúc 1 năm thực tập tại các đơn vị tuyển dụng. Đơn vị chịu trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Thống kê Trung Quốc là Vụ Nhân sự, chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, qui định của ngành về quản lý, đào tạo, phát triển và đãi ngộ, duy trì nguồn nhân lực, trong đó có các chương trình đào tạo cho đội ngũ công chức toàn ngành. Phục vụ cho hoạt động đào tạo phát triển là các cơ sở đào tạo riêng của ngành thống kê, đó là: Học viện kinh tế có đào tạo chuyên ngành Thống kê và các trung tâm Đào tạo bồi dưỡng chuyên ngành. Học viện triển khai các chương trình được đào tạo đại học và sau đại học. Trung tâm đào tạo bồi dưỡng thực hiện tập trung các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày, lớp bồi dưỡng, các hội thảo dành cho công chức của ngành thống kê.

Chương trình đào tạo bồi dưỡng được chia thành chương trình chung và chương trình riêng cho từng nhóm đối tượng công chức:

- Chương trình chung, gồm 5 nhóm chủ đề chuyên ngành (Hệ thống tài khoản quốc gia, Dân số, Công thương nghiệp, Nông nghiệp, Thanh tra ngành). Đây là chương trình bắt buộc cho tất cả các đối tượng trong ngành thống kê, được tổ chức thường xuyên trong năm để cập nhật kiến thức và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tác nghiệp.

- Đào tạo các chuyên gia cao cấp: Là các khóa đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ nghiên cứu nhằm phát triển đội ngũ chuyên gia cao cấp cho ngành

thống kê, bù đắp sự thiếu hụt các cán bộ chuyên ngành cao cấp của các lĩnh vực mới và quan trọng, như hệ thống tài khoản quốc gia, thanh tra giám sát, tài chính....

- Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo: Do các đối tượng này thường có ít thời gian để tham gia vào các khóa học dài hạn, nên Tổng cục thống kê đã xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp để họ vẫn có thể tham gia đào tạo qua các hình thức "tích lũy học phần" và "học tập linh hoạt". Bằng cách học tích lũy kiến thức đã bảo đảm mỗi cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cục, trong nhiệm kỳ giữ chức vụ lãnh đạo quản lý phải tham gia ít nhất hai khóa tập trung, với tổng thời gian không ít hơn 3 tháng.

- Đào tạo ngoại ngữ: Trước nhiều nhiệm vụ mới mà ngành thống kê phải đối mặt sau khi Trung Quốc ra nhập WTO công việc cần thiết là nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán bộ toàn ngành. Tổng cục thống kê Trung Quốc đã có một chương trình chung đào tạo tiếng Anh cho các công chức để tăng khả năng làm việc trong xử lý công việc và giao tiếp. Bên cạnh đó Tổng cục thống kê cũng xây dựng một chương trình riêng về nâng cao trình độ tiếng Anh, dành cho các đối tượng là cán bộ trẻ đã có trình độ ngoại ngữ. Những đối tượng này sẽ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực đối ngoại.

- Công tác đánh giá công chức: Được thực hiện định kỳ qua các kỳ sát hạch năm (do Vụ Nhân sự thực hiện bằng cách tổ chức Hội đồng sát hạch), sát hạch thường xuyên tháng và quí (do Vụ chủ quản thực hiện, không cần thành lập Hội đồng). Các tiêu chí để đánh giá công chức trong kỳ thi sát hạch là đạo đức, năng lực, thành tích công tác thể hiện bằng khả năng thực thi chức năng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá của các kỳ thi sát hạch là cơ sở để khen thưởng, lựa chọn chương trình loại hình và nội dung đào tạo, điều chỉnh vị trí công tác, nâng ngạch và cấp bậc công chức, xác định mức lương và tiền thưởng cuối năm cho từng công chức.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nhân lực ngành thống kê tỉnh Tuyên Quang (Trang 42 - 45)