Vị trí, vai trò của xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 32 - 34)

Gạo là sản phẩm tối cần thiết cho con người. Vì vậy, nhu cầu về gạo là

thường xuyên liên tục và không thể thiếu được. Sản xuất lúa gạo là một hoạt động chính của nền nông nghiệp nước ta từ bao đời nay bởi những điều kiện

tự nhiên: khí hậu, thời tiết, đất đai… rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa gạo. Đồng thời là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước. Xuất khẩu - bán gạo cho các nước trên thế giới khi họ có nhu

cầu về gạo và thu ngoại tệ về cho đất nước. XKG có vai trò quan trọng, thể

hiện ở các điểm sau đây:

Thứ nhất, XKG là 1 trong các giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ

mạnh phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Nước ta hiện đang CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức,

hướng đến xây dựng nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN vào năm 2020. Để CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi

phải có vốn, máy móc thiết bị, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến… Muốn có được những thứ này là phải có ngoại tệ, xuất khẩu nông sản (trong đó có

XKG là một trong những giải pháp tạo ngoại tệ mạnh. Tính từ năm 1989 đến hết năm 2013, Việt Nam đã cung ứng cho thị trường thế giới khoảng

110 triệu tấn gạo và thu được lượng ngoại tệ là: 36,40 tỷ USD. Chỉ tính riêng giai đoạn 2007-2013, Việt Nam đã xuất khẩu 43,322 triệu tấn gạo và kim ngạch thu được là 19,926 tỷ USD (tính toán theo số liệu của Tổng cục thống kê). Như vậy, XKG tăng đã góp phần không nhỏ vào thu ngoại tệ

cho đất nước, góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Thứ hai, XKG không những góp phần cải thiện cán cân xuất nhập

khẩu, mà còn góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. XKG kéo theo sự phát triển của sản xuất

lúa theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, chuyên môn hóa, phát triển

các ngành sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp, thúc đẩy phát triển công

nghiệp chế biến bảo quản, hệ thống kết cấu hạ tầng để đáp ứng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Như vậy, XKG đã tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển theo, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước.

Thứ ba, XKG góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp,

bởi nó khai thác tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết, đất đai… và kinh nghiệm hay trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời XKG giúp

cho các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hoàn thiện hơn, năng động hơn… để đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. XKG

góp phần khai thông đầu ra cho sản phẩm của nông dân, từ đó thúc đẩy người

nông dân gắn bó với đồng ruộng, tích cực cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụng

khoa học- công nghệ để tăng năng suất lúa, phục vụ cho xuất khẩu.

Thứ tư, XKG đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hiện nay 70% dân số Việt Nam cư trú ở

nông thôn, sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Hàng triệu nông dân đã tham gia vào khâu sản xuất lúa gạo, hàng nghìn lao động trong khâu thu

mua, chế biến gạo xuất khẩu. Nhờ XKG, thu nhập, đời sống của nông dân đã được cải thiện, qua đó, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở

khu vực nông thôn. Chẳng hạn, năm 2004 tỷ lệ hộ nghèo ở ĐBSCL là

15,3%, năm 2010 giảm xuống còn 12,6%, năm 2011 là 11,6% và năm 2012

còn 10,6% [72, tr.93].

Bên cạnh vai trò tích cực của XKG thì cũng có những tiềm ẩn tác động

tiêu cực. Đó là:

(1) XKG luôn tiềm ẩn những “rủi ro chính trị” - vì một lý do nào đó, đối tác nhập khẩu gạo có thể tuyên bố đình chỉ nhập gạo hoặc hạn chế nhập

gạo, và dẫn đến rủi ro thị trường, tức là giá cả lên xuống thất thường, đặc biệt

là giá cả giảm mạnh sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ cho doanh nghiệp

xuất khẩu và nước XKG.

(2) Đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để tăng XKG trong nhiều trường hợp gây tác động xấu đến môi trường sinh thái do khai thác đất đai quá mức dẫn đến

thoái hóa bạc màu; do lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệtcỏ, phân hóa học... làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và gián tiếp gây nguy hại cho sức

khỏe người trồng lúa.

(3) Không loại trừ trường hợp giá gạo XK tăng cao do khủng hoảng lương thực (ví như năm 2008), cạnh tranh trong thu mua lúa gạo cho xuất

khẩu đã đẩy giá gạo trong nước tăng lên, kéo theo nó là tác động đến sự tăng giá các mặt hàng hóa và dịch vụ khác trong nước, đôi khi góp phần làm gia tăng lạm phát.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)