Đổi mới cơ cấu lúa gạo theo hướng đa dạng hóa, chất lượng cao và giá trị gia tăng hơn

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 144 - 146)

19 Thịt cừu, dê 10

4.2.2.Đổi mới cơ cấu lúa gạo theo hướng đa dạng hóa, chất lượng cao và giá trị gia tăng hơn

cao và giá trị gia tăng hơn

Tăng kim ngạch XK gạo sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế vùng

ĐBSCL và nâng cao hiệu quả XK gạo. Muốn vậy, phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng gạo XK.

Để nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, cần:

+ Cơ cấu lại giống lúa theo hướng chọn các loại giống lúa có năng suất, chất lượng và giá trị cao, phù hợp với điều kiện các cùng sinh thái và thay đổi khí hậu ở ĐBSCL, đồng thời cần tính đến yếu tố lâu dài, bền vững của các giống lúa mới.

+ Thực hiện chính sách bảo hiểm sản xuất lúa gạo để nông dân an tâm

đầu tư phát triển các loại giống lúa mới chất lượng cao.

Trước mắt cần tập trung vào các biện pháp sau đây:

Một là, ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ trong chọn tạo

giống lúa, nhằm vào mục tiêu: Chọn tạo giống lúa cho năng suất cao ổn định,

phẩm chất gạo tốt, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn, chống chịu được với điều kiện khó khăn như khô hạn, ngập lũ,

ngập mặn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái khác nhau. Đối với vùng

ĐBSCL, sẽ tập trung nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ xuất khẩu có năng suất trên 6,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, hạt gạo trong và dài trên 7mm

và hàm lượng amylose khoảng 20%, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Tăng diện

tích sử dụng giống lúa xác nhận giống chất lượng cao (70-85% vào năm 2020

và các giống đặc sản).

Để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi

(i) Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong việc

chọn tạo giống mới.

Phương pháp lai tạo truyền thống vẫn còn nguyên giá trị tạo ra nhiều giống

lúa triển vọng và phục tráng các giống lúa bản địa, đặc sản có tính thích nghi cao

với từng địa phương. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế của ĐBSCL, và xa

hơn nữa là áp lực gia tăng dân số, bảo đảm an ninh lương thực cho hơn 100 triệu dân năm 2020 trong điều kiện diện tích sản xuất đang thu hẹp do công nghiệp hóa

và đô thị hóa, sự thay đổi khí hậu toàn cầu nên cần ứng dụng các giải pháp khoa

học- công nghệ để hỗ trợ cho phương pháp truyền thống, bao gồm:

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 144 - 146)