Kinh nghiệm của Thái Lan [65, 70]

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 60 - 66)

19 Thịt cừu, dê 10

2.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan [65, 70]

Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có diện tích 513.000 km2, lớn thứ 50 trên thế giới, dân

số khoảng 67,1 triệu người, đông dân thứ 20 trên thế giới.

Trước thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp lạc

hậu. Ngày nay Thái Lan đã là nước công nghiệp mới. Xét về truyền thống

canh tác, Thái Lan cũng mang màu sắc thuần nông giống như các nước khác, nhưng vì sao Thái Lan lại bứt lên và nhanh chóng trở thành nước XKG hàng

đầu thế giới từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay?

Thành công này của Thái Lan là do: (1) Vai trò của Nhà nước

Nhà nước đã định hướng chiến lược phát triển kinh tế quốc dân đúng đắn, biết khai thác và khơi dậy tiềm năng về thế mạnh của đất nước. Nhận

thức rõ thế mạnh của mình, Nhà nước Thái Lan xác định lấy ưu tiên phát

triển nông nghiệp làm chiến lược cơ bản cho phát triển toàn bộ nền kinh tế

quốc dân. Năm 1982, chính phủ Thái Lan định ra “Chiến lược phát triển

kinh tế quốc dân lấy hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp làm mục tiêu”.

Tiếp đó, năm 1995, Nhà nước ban hành “Quy hoạch tăng cường phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng kỹ thuật mới vào nông nghiệp”. Năm 2000, Nhà nước lại ban hành “Chiến lược nâng đỡ sản xuất nông nghiệp

lấy năng suất cao, tăng phụ gia sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh

sản phẩm nông nghiệp làm mục tiêu phấn đấu”. Đây là những văn bản

nghiệp. Căn cứ vào quy định của nhà nước, các bộ, ban ngành đều thành lập các “Ban thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa gạo” để hỗ trợ

chính phủ thực hiện các chính sách về ưu đãi, nâng đỡ sản xuất nông

nghiệp, nhất là sản xuất lúa gạo.

Chính phủ Thái Lan thành lập hẳn một Ủy ban chính sách gạo quốc gia

và cử một phó thủ tướng làm chủ tịch. Ủy ban đã xây dựng chiến lược gạo dài hạn và trung hạn. Chiến lược của họ là tăng sản lượng gạo có chất lượng cao

và giảm lượng gạo có chất lượng thấp; tổ chức sản xuất gạo có hiệu quả; tăng

khả năng XKG. Gạo XK có chất lượng tốt đạt 60%, gạo có chất lượng thấp

giảm xuống còn 10% và XKGđồ là 30%.

(2) Coi trọng vai trò của Hiệp hội các nhà XKG của Thái Lan

Hiệp hội các nhà XKG của Thái Lan (gọi tắt là hiệp hội) là một tổ chức

nhằm giúp đỡ và ủng hộ các công ty và nhà XKG của Thái Lan. Nhiệm vụ

chính của hiệp hội là nghiên cứu và thu thập dữ liệu và thông tin liên quan

đến XKG trên thế giới và thường xuyên cung cấp cho các thành viên của hiệp

hội. Do tính chất thời sự thay đổi nhanh chóng của thị trường gạo, các nhà kinh doanh gạo Thái Lan rất cần cập nhật thông tin ở mọi thời điểm về thị trường mua bán lúa gạo trong nước và tất cả các nước trên thế giới nhằm nâng

cao khả năng cạnh tranh của mình. Chức năng khác của hiệp hội là trung tâm của cả khối tư nhân và nhà nước về XKG. Hiệp hội đề xuất những vấn đề có liên quan đến thương mại lúa gạo giúp tăng hiệu quả cạnh tranh xuất khẩu

hoặc kiến nghị chính phủ giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh đó,

bộ phận quản lý của Nhà nước Thái Lan sẽ cùng thảo luận với hiệp hội trước

khi chính phủ đề ra chính sách hoặc quy định về thương mại lúa gạo.

Hiệp hội chủ trương tạo sự hợp tác giữa các nhà xuất khẩu trong nước hơn là tranh đấu vì quyền lợi riêng hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp

với các hiệp hội các nhà xuất khẩu ở các nước khác, trong đó có Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

(3) Thái Lan tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm gạo và mẫu mã bao bì đóng gói. Thái Lan thường xuất khẩu rất đa dạng các mặt hàng gạo sau đây: gạo thơm trắng Thái Lan (Hommali, Jasmine rice), gạo trắng Thái Lan,

gạo tấm trắng Thái, gạo nếp trắng Thái, gạo nếp đen Thái, gạo đỏ Thái, gạo đồ Thái (Thai Parboiled Rice), gạo lức Thái, gạo lức thơm Thái.

Trong đó, gạo trắng hạt dài Thái Lan thường có các phẩm cấp gạo sau đây: 100% phẩm cấp B, 5%, 10%, 15%, 25%, 35% tấm, 100% tấm A1 cực

siêu hạng, và 100% tấm A1 siêu hạng. Loại gạo hạt dài gồm các sản phẩm như: loại 100% gạo không chọn lựa hạt (không dùng máy để tách hạt khác

màu), 5%, 10% và loại 15% tấm không chọn lựa hạt…

Về gạo thơm các loại “Hommali” xuất khẩu hàng năm từ 1,5 - 2,3 triệu

tấn, chiếm tỷ lệ 20 - 30% tổng lượng xuất khẩu. Tỷ lệ gạo thơm xuất khẩu tăng dần, cụ thể là: năm 2002 chỉ xuất 1,5 triệu tấn (chiếm 20,7%), thì năm 2004 đã tăng lên 2,3 triệu tấn chiếm tỷ lệ 22,4%.

Về gạo đồ: Hàng năm xuất khẩu từ 1,5 triệu tấn (2003) đến 2,2 triệu tấn (năm 2009), chiếm tỷ lệ từ 20- 22% trong tổng số gạo xuất khẩu.

Về gạo trắng các loại: Hàng năm, Thái Lan xuất loại gạo này với tỷ lệ

khoảng 50 - 55% tổng lượng GXK của mình, chủ yếu là loại gạo trắng cao

cấp 100% B và 5%.

Người không chuyên môn có thể không biết sự khác nhau về chất lượng

gạo như gạo mềm và gạo cứng do hàm lượng amylose trong gạo khác nhau. Nhưng sự khác nhau này liên quan tới xuất khẩu vì có sự khác nhau về nhu cầu

chất lượng gạo theo từng nước. Ví dụ, người châu Phi thích ăn gạo đồ (parboiled

rice - loại gạo đã hấp chín nửa chừng) được làm từ gạo cứng trong khi gạo mềm

hoặc gạo thơm (jasmine rice) không thể dùng để làm gạo đồ được.

- Quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô lớn để giảm giá các

sản phẩm thu mua.

- Đầu tư nghiên cứu vàứng dụng các loại giống cây trồng có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Thái Lan đặc biệt coi trọng loại giống tốt và được thị trường ưa thích như gạo tám thơm. Loại lúa này được nhà nước đặc biệt coi trọng như “quả đấm mạnh”, nên đã tập trung xây dựng thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh

từ khâu chọn giống tới kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ trên thị trường thế giới. Chính vì vậy mà giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn các nước khác, nhưng vẫn được khách hàng các nước ưa chuộng.

- Chính phủ Thái Lan đã đưa những chính sách hỗ trợ vào cuộc sống

thực tế của sản xuất lúa gạo, trong đó hết sức chú trọng xây dựng cơ sở thiết

bị hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, như từ thập kỷ 60 tới nay, nhà nước đã

đầu tư hàng trăm tỉ Baht vào công cuộc này, nhất là thủy lợi và giao thông nông thôn. Hiện nay những cơ sở hạ tầng của nông thôn Thái Lan vào loại

bậc nhất ở Đông Nam Á. Thái Lan chú trọng đầu tư hệ thống chế biến GXK

quy mô lớn và trang bị công nghệ hiện đại. Thái Lan có trên 90% cơ sở chế

biến gạo (xay xát, sàng tuyển, đánh bóng gạo) quy mô lớn, được trang bị đồng

bộ cho nên chất lượng GXK cao hơn những nước khác.

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu như thành lập các điểm thu mua, kho chứa, bến bãi, cảng chuyên dùng cho xuất khẩu để

giảm chi phí.

(5) Chính phủ thực hiện chính sách tỷ giá cạnh tranh và ổn định và thực

hiện các chính sách hỗ trợ XKG:

- Chính sách tỷ giá đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Đồng nội tệ bị định giá quá cao có thể gây ra tác động tiêu cực và bóp méo

thương mại. Đồng Baht Thái Lan được cho là khá ổn định, gần như duy trì hệ

thống tỷ giá cố định gắn với đồng Đôla Mỹ, chỉ đôi khi phải điều chỉnh khi bị đánh giá quá cao.

- Chính sách tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu như cho vay vốn, bảo đảm, miễn và giảm thuế nhập khẩu cho các nhà sản xuất nhập khẩu để xuất

khẩu, thiết lập hệ thống bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ các nhà xuất khẩu đối

phó với những rủi ro chính trị và thương mại.

- Chính phủ luôn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại như: đầu tư, quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm cả trong và ngoài

nước. Về phía doanh nghiệp luôn duy trì mối quan hệ trực tiếp với các cơ quan thúc đẩy xuất khẩu như: Cục xúc tiến xuất khẩu, Ủy ban phát triển xuất khẩu,

các công ty TMQT. Các doanh nghiệp xuất khẩu thường tham gia các phái đoàn của chính phủ đàm phán các hợp đồng dài hạn về xuất khẩu.

(6) Cuối cùng là khâu tuyên truyền, quảng cáo.

Trong chiến lược tuyên truyền hàng xuất khẩu thì “Gạo Thái” được đặt lên vị trí hàng đầu và Thái Lan đổ nhiềucông sức, kể cả tài chính vào công tác quảng

cáo. Tất cả các cơ hội, như “Festival gạo Thái lần thứ ba” tổ chức 3 ngày từ 25/5

tới 27/5/2012 vừa qua, Thái Lan đã trưng bày hơn 100 loại giống lúa tốt cùng các kỹ thuật sản xuất và chế biến gạo hiện đại vào bậc nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra, Thái Lan còn hợp tác với các nước, nhất là các nước ASEAN lập ra các tổ

chức như Hiệp hội lúa gạo, Hợp tác đối tác trao đổi lúa gạo, Hiệp hội tiêu thụ

gạo… nhằm tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước. Chính vì vậy “Gạo Thái” trở thành thương hiệu nổi danh khắp thế giới.

Kinh nghiệm không thành công của chính phủ Thái Lan trong điều hành chính sách giá gạo [21, tr.59-60].

Trong thời kỳ Thaksin Shinawatra còn đương nhiệm, chính phủ Thái Lan đã đưa ra chính sách về giá gạo, đảm bảo cho người nông dân một mức giá tối

thiểu khi họ bán thóc, với lý lẽ là chương trình thế chấp sẽ giúp tăng giá gạo cho

nông dân Thái Lan, nhờ đó sẽ nâng cao mức sống cho họ và điều quan trọng là

ngăn chặn việc giá cả biến động quanh thời điểm thu hoạch. Tuy giá gạo đã tăng

trình này bị ngưng lại sau vụ mùa đầu tiên. Đến vụ mùa thứ hai của năm 2008,

chính phủ lại quyết định tiếp tục thực hiện chương trình này.

Vụ mùa thứ hai của năm 2008, giá đảm bảo cho gạo trắng ở mức chất lượng nhất định được đặt ra là 14.000 baht/tấn tức cao hơn giá thị trường

20% tại thời điểm đặt giá và là mức giá thế chấp cao nhất từ trước tới thời điểm đó. Do giá đảm bảo cao hơn giá thị trường nên lượng gạo dự trữ trong

kho của chính phủ đã tăng lên. Tháng 8/2008, lượng gạo trữ kho đã tăng đến 2,82 triệu tấn, trong đó đa phần là gạo 5% tấm. Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch bán một phần gạo dự trữ dưới hình thức XK để mở kho cho số lượng gạo thu mua thế chấp.

Các nhà kinh tế, các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan đã phê phán chính sách này: Gây hại cho thị trường gạo Thái Lan cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chính sách này chỉ giúp ích cho nông dân trong ngắn hạn, còn trong dài hạn nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực rất lớn. Chính sách đã không khuyến khích nông dân tập trung vào chất lượng gạo và tăng năng suất, một

khi chính phủ cố định mức giá, tính hiệu quả của việc phân phối trong sản

xuất sẽ chịu ảnh hưởng lớn.

Chương trình thế chấp gạo đã bị chính phủ ông Abhisit Vejjajiva trước đây

bãi bỏ. Tuy nhiên, khi đắc cử thủ tướng Thái Lan vào tháng 7/2012 bà Yngluck Shinawatra khôi phục trở lại chương trình thế chấp lúa gạo, theo đó mỗi tấn lúa

các loại sẽ được ấn định ở một mức giá nhất định.

Chủ tịch Hiệp hội XK Thái Lan bà Korbsook Iamsuri cho rằng, thật khó để Thái Lan duy trì thị trường và vị thế là nhà XK gạo hàng đầu thế giới. Các

nhà XK gạo còn lo ngại rằng một khi Thái Lan tung lượng gạo dự trữ khổng lồ

vào thị trường, nếu gặp lúc gạo xuống giá sẽ làm thiệt hại nặng nề cho ngân

Khi bà Yngluck Shinawatra khi bị mất chức thủ tướng, thì Tòa án Hiến

pháp Thái Lan cáo buộc bà về tội tham nhũngtrong vấn đề giá gạo.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)