Những thành tựu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 117 - 119)

19 Thịt cừu, dê 10

3.2.6.1. Những thành tựu

Một là, trong suốt giai đoạn 1989 - 2013, gạo XK là mặt hàng XK chủ

lực của Việt Nam và của các tỉnh ĐBSCL. Hàng năm, lượng gạo XK của Việt

Nam chiếm tỷ trọng từ 15% đến 20% tổng lượng gạo XK trên toàn thế giới

(trong đó ĐBSCL cung cấp đến 95% lượng gạo XK).

Kim ngạch XK gạo chiếm xấp xỉ 4% tổng kim ngạch XK hàng hóa của

cả nước. XK gạo trở thành nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của các tỉnh ĐBSCL

(xem bảng 3.10). Lượng ngoại tệ thu được đã góp phần giúp đất nước và vùng

ĐBSCL nói riêng đứng vững trước những khó khăn thách thức của khủng

hoảng kinh tế thế giới.

Hai là, thị trường XK gạo của Việt Nam từ khi nước ta gia nhập WTO đã

tăngtừ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ lên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó –

châu Á là khu vực đông dân nhất thế giới và nguồn lương thực chính là gạo,

chiếm trên 60% tổng lượng gạo XK của Việt Nam. Thị trường châu Phi đứng thứ

hai với tỷ lệ 20% - 25% tổng lượng gạo XK, và Việt Nam cũng đã mở rộng thị trường vào các nước Mỹ Latinh và Trung Đông... Sản phẩm gạo cao cấp (5%

tấm) và gạo thơm của ĐBSCL đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường khó tính như

Nhật Bản, EU... Xu hướng cơ cấu thị trường “mới” đã giúp sản phẩm gạo của ĐBSCL từng bước hiện diện trên khắp thế giới.

Ba là, Về giá gạo xuất khẩu

Giá gạo XK của Việt Nam/ĐBSCL chịu ảng hưởng và biến động của

giá gạo thế giới (giá gạo thế giới tham chiếu giá gạo của Thái Lan).

Quan sát các biểu đồ, đồ thị về giá gạo, cho thấy giá gạo XK của Việt

Nam còn diễn biến phức tạp. Từ năm 2007 trở lại đây, giá gạo XK của Việt Nam/ĐBSCL có xu hướng tăng dần (nhìn một cách tổng thể), nhưng vẫn thấp hơn so với giá gạo XK của Thái Lan. So với năm 2007, giá gạo XK của ĐBSCL năm 2012 đã tăng 42,21% (tương đương 135 USD/tấn). Đặc biệt, năm 2008 do cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, nên giá gạo XK đã tăng đột biến lên 672 USD/tấn. Đây là mức giá kỷ lục của gạo XK Việt Nam/ĐBSCL từ trước đến nay.

Tuy vậy, so sánh với giá gạo thế giới gian đọan 2007- 2013 thì giá gạo

XK của Việt Nam/ĐBSCL còn thấp hơn nhiều, trung bình chênh lệch từ 11 - 131 USD/tấn (Năm 2013 giá trị trường trung bình của mỗi tấn gạo XK của

Việt Nam đã giảm khoảng 14,53 USD/tấn so với năm 2012. Đây là ngịch lý

trong lúc giá gạo bình quân thế giới tăng 29%. Theo: Chu Khôi, “Phác họa

bức tranh xuất khẩu nông sản, đan xen những gam màu sáng - tối”, Thời báo

kinh tế Việt Nam, số 23-31, ngày 27/01 - 5/02/2014). Nguyên nhân giá gạo

XK của Việt Nam thấp là do: chất lượng,giống lúa Việt Nam đang trồng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn dinh dưỡng theo qui định của gạo thế giới và hơn

nữa, qui trình XK gạo của nước ta còn mangđậm tính thủ công. [38, tr.75]

Bốn là, thị phần và hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA.

Theo bảng 3.9, thì từ năm 2007 đến năm 2012 thị phần gạo của Việt Nam tăng gấp đôi (năm 2007: 11,3% và năm 2012 là 21,81%). Đây là một

biểu hiện đáng mừng cho XK gạo của Việt Nam. Trong những năm gần đây,

ngoài Thái Lan, sự nổi lên của Ấn Độ, Pakistan, Campuchia đã góp nối dài

danh sách đối thủ cạnh tranh trong XK gạo của Việt Nam. Do đó, để duy trì

được vị thế trên thị trường gạo thế giới, Việt Nam/ĐBSCL phải nâng cao hơn

nữa sức cạnh tranh của gạo XK.

Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA của gạo Việt Nam trong những năm 2007 - 2012 luôn lớn hơn 2,5 rất nhiều lần (bảng 3.11). Nghĩa là gạo của

Việt Nam có tính cạnh tranh cao. Để giữ vững khả năng cạnh tranh của mặt

hàng này và mở rộng thị phần XK gạo trên thế giới cần thực hiện đồng bộ các

giải pháp (sẽ trình bày ở chương 4).

Năm là, về xây dựng khung khổ thể chế chính sách XK gạo

Trong gần 30 năm qua, thể chế thị trường XKG cũng dần dần được

hình thành một cách hệ thống. Quá trình ban hành các chính sách điều tiết

XKG của Nhà nước, đến các điều tiết vi mô của VFA, môi trường kinh doanh

XKG, định hướng thị trường tập trung, dần dần bãi bỏ hạn ngạch và cho phép doanh nghiệptham gia XKG một cách rộng rãi... Thể chế chính chính sách XK

gạo đã tiến những bước dài theo hướng tự do hóa... là sự thay đổi thể chế chính

sách XK gạo của Việt Nam dần phù hợp với qui định của WTO.

Sáu là, XKG đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế- xã hội:

- XKG góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, tạo

sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới.

- XKG có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- XKG tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèoở khu vực

nông thônở ĐBSCLnói riêng và trong cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)