Đánh giá khái quát về thị trường xuất khẩu gạo giai đoạn

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 103 - 106)

19 Thịt cừu, dê 10

3.2.3.2.Đánh giá khái quát về thị trường xuất khẩu gạo giai đoạn

2007-2013

(1) Từ năm 1989 đến năm 2013, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa

các quốc gia XKG, thị trường XKG của Việt Nam/ĐBSCL, đã mở rộng trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng hợp từ các số liệu của VFA cho thấy, thị trường khu vực châu Á là thị trường chủ lực chiếm tỷ trọng hơn 66% khối lượng GXK; châu Phi 22,55%; châu Mỹ 6,60%, châu Âu là 2,53%. Trung

(2) Thị trường GXK của Việt Nam có đặc trưng là 10 thị trường tập

trung (Philippines, Indonesia, Malaysia, Cuba, Singapore, Bờ Biển Ngà, Senegal, Bangladesh, Taiwan và Iraq), chiếm 80% khối lượng và hơn 80%

kim ngạch XKG. Trong khi đó 10 thị trường XKG của Thái Lan chỉ chiếm

khoảng 30% tổng kim ngạch XKG. Như vậy XKG Việt Nam thể hiện định hướng nhắm đến sự ổn định các bạn hàng lớn, trong khi đó, Thái Lan đa dạng

hóa các loại thị trường. Thị trường tập trung có vai trò quan trọng, bởi nó

chiếm tỷ trọng lớn về khối lượng cũng như kim ngạch và là hợp đồng của

chính phủ nên có độ an toàn cao trong thanh toán. Tuy nhiên, hướng vào thị trường tập trung với việc đáp ứng gạo phẩm cấp thấp và trung bình đòi hỏi

nông dân phải duy trì sản xuất lúa phẩm cấp thấp và giá thấp chủ yếu là IR 50404, còn doanh nghiệp XKG mất cơ hội tiếp cận với các hợp đồng thương mại khối lượng có thể nhỏ, nhưng giá cao.

(3) Châu Phi là thị trường XKG lớn thứ hai của Việt Nam sau châu Á và chiếm 22- 25% tổng lượng GXK. Năm 2012, gạo Việt Nam đã vào 30/55

nước châu Phi. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và các nước châu Phi chưa có cơ hội làm việc trực tiếp với nhau, vì gạo của ĐBSCL xuất sang châu Phi chủ yếu qua một số tập đoàn kinh doanh nông sản

có trụ sở chính ở Hoa Kỳ và châu Âu. Xuất khẩu qua các tổ chức trung gian

có nhiều điểm bất lợi:

- Giá gạo của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này bị đẩy lên rất cao,

trong khi giá bán gạo cùng chủng loại Việt Nam đang xuất khẩu thấp hơn nhiều.

- Công tác quảng bá sản phẩm gạo vào thị trường này cũng gặp khó khăn. Thậm chí người dân châu Phi ăn gạo Việt Nam nhưng không biết đó là gạo của Việt Nam.

Khó khăn lớn nhất trong hoạt động XKG sang châu Phi là khâu thanh

nghị mua gạo trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (thư tín dụng) do chi phí cao.

(4) Những năm gần đây, các hợp đồng XKG có xu hướng tập trung chủ

yếu vào một số doanh nghiệp lớn thuộc VFA thực hiện. 10 doanh nghiệp xuất

khẩu lớn trên tổng số 200 doanh nghiệp xuất khẩu chiếm đến trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn thuộc các tổng

công ty sẽ hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hạn chế

sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, thị trường tập trung cũng có thể là nguyên nhân chính làm cho chủng loại GXK của Việt Nam ít có sự đổi mới và mức giá đạt được thấp hơn nhiều so với Thái Lan. Cùng một chủng loại gạo của

Việt Nam và Thái Lan không có sự khác biệt quá lớn về giá. Tuy vậy, sự khác

nhau về chủng loại GXK của 2 nước cho thấy mức giá khác nhau rất lớn giữa 2 nước, trong khi giá gạo thấp nhất của Thái Lan là gạo trắng cũng gần tương đương với gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam.

(5) Từ 2011 đến nay, có thể nói rằng XKG ĐBSCL/Việt Nam, đã phụ

thuộc vào thị trường Trung Quốc bởi lượng GXK (qua con đường chính ngạch

và tiểu ngạch) vào Trung Quốc chiếm đến 50% tổng lượng GXK của Việt Nam. 11 tháng năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu 2 triệu tấn gạo của Việt Nam, bằng

cả năm 2012 (chưa kể 1,4 triệu tấn nhập tiểu ngạch qua đường biên mậu. Năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2012 chỉ có 400.000 tấn nhập qua biên mậu). Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT,

tính chung 4 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc chiếm 41,75% thị phần XKG của

Việt Nam, tăng 3,25% so cùng kỳ năm 2913. Đây là thị trường rất phức tạp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và thiếu ổn định: đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu qua kênh tư nhân và tiểu ngạch; cạn nguồn cung cho xuất khẩu chính ngạch;

xuất khẩu tiểu ngạch tăng chứng tỏ đầu ra tốt, đẩy giá nội địa lẫn xuất khẩu tăng

theo; chất lượng gạo xuất khẩu sẽ giảm sút (do trộn lẫn gạo caocấp và cấp thấp

rối như: gian lận thuế xuất khẩu, tùy tiện hủy bỏ hợp đồng, mua bán thiếu sự

ràng buộc chặt chẽ...

(6) Trong những năm gần đây, XKG của Việt Nam/ĐBSCL chịu áp lực

rất lớn về cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là từ Ấn Độ (hiện đứng hàng thứ

1 về XKG trên thế giới) với khối lượng gạo khổng lồ đưa vào thị trường, và nguồn gạo giá thấp của Pakistan và Myanmar. Trong khi đó, các thị trường

lớn nhập khẩu gạo của ViệtNam (Philippinse, Indonesia) giảm sức mua và số lượng các hợp đồng nhập khẩu tập trung (hợp đồng của chính phủ) giảm

mạnh, thay bằng các hợp đồng thương mại với giá trị hợp đồng không lớn, số lượng phân tán, làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Ví dụ như năm 2013, hợp đồng

của chính phủ giảm mạnh còn 13% so với 44% của năm 2012, dó các nước giang tăng sản xuất tự túc, gia tăng sản lượng gạo nội địa.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 103 - 106)