Xây dựng thương hiệu gạo để gạo Việt Nam có cơ sở khẳng

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 153 - 156)

. Ứng dụng công nghệ sinh học: Kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; Công nghệ chuyển ghép gen

4.2.3.3. Xây dựng thương hiệu gạo để gạo Việt Nam có cơ sở khẳng

định v trí và sc cnh tranh trên thị trường thế gii

Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều quốc gia, được xếp vào tốp nhất nhì thế giới. Tuy vậy, việc xây dựng thương hiệu gạo vẫn chưa được quan

Theo báo Kinh tế nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang sử dụng trên 100 giống lúa. Do vậy rất khó đáp ứng đồng bộ về chủng loại và phẩm cấp của hàng xuất khẩu qui mô lớn. Hơn nữa, gạo XK của ĐBSCL là gạo 15% đến 25% tấm chiếm tỷ trọng cao nhất, còn gạo 5% tấm rất ít. Tỷ lệ gạo nguyên xay xát ở ĐBSCL chỉ đạt 30 - 40%, trong khi đó ở nước tiên tiến đạt trên 50%. Vì thế việc xây dựng thương hiệu gạo là khó khăn. Mặc dù đứng thứ hai thế giới về XK gạo,

nhưng thương hiệu gạo Việt Nam vẫn còn mờ nhạt.

Vì vậy, xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu cho gạo Việt Nam trở thành vấn đề cấp bách. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc xây dựng thương hiệu GXK là hết sức cấp thiết để tạo sức cạnh tranh, đưa gạo Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thâm nhập vào thị trường “khó tính”, “cao cấp” như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Có

thương hiệu mới bán gạo được giá cao, giá trị gia tăng của sản phẩm gạo sẽ tăng lên đem lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Do vậy, cần phải xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam một cách đồng bộ ở cả 3 cấp: quốc gia, doanh nghiệp và các sản phẩm gạo riêng biệt. Đặc biệt là đa dạng hóa xuất khẩu các sản phẩm từ gạo bằng cách chế biến tạo ra những sản phẩm xuất khẩu như:

bột gạo, bánh phở, bánh tráng… được thị trường nước ngoài ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao và tăng được giá trị hạt gạo lên gấp 2 lần so với sản phẩm

GXK thông thường.

Làm thế nào để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam? Phải bắt

đầu từ doanh nghiệp. Sự liên kết giữa doanh nghiệp XK gạo với nông dân cùng với sự nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn, lúa coa chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn.

Để tạo thương hiệu gạo, nông dân, doanh nghiệp XK buộc phải đầu tư

cho khâu chế biến, nâng cao chất lượng gạo. Đó cũng là cách để nâng cao giá trị GXK. Nâng cao giá trị GXK phải thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất, thu

hoạch, chế biến và tiêu thụ, phải thực hiện liên kết 4 nhà (nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) theo mô hình CĐML. Để xây dựng

thương hiệu cho gạo Việt Nam, nhà nước cần có chính sách cơ chế, nguồn vốn để xây dựng những vùng chuyên canh lúa hàng hóa lớn; các nhà khoa học hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Các địa phương phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất theo hướng những cánh đồng một loại giống ở những tổ hợp tác, trang trại, HTX. Điều này sẽ thuận lợi cho việc gieo sạ đồng loạt, khống chế dịch bệnh và thực hiện

cơ giới hóa một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách hỗ

trợ hợp lý cho nông dân và doanh nghiệp trong việc bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy hạt gạo Việt Nam mới có thương hiệu.

Điều cần làm lúc này là Chính phủ nên đẩy mạnh việc hỗ trợ đưa

“Chương trình thương hiệu gạo ĐBSCL” vào chương trình thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, để tiếp cận thị trường thế giới cần tăng tính liên kết vùng. Vùng lúa chất lượng cao với qui mô 200.000 ha ở các tỉnh, thành ĐBSCL cần

được đầu tư xây dựng tốt, là những bước đi đầu tiên trong quá trình xây dựng

thương hiệu gạo Việt Nam.

Tạo cơ sở pháp lý (thương hiệu gạo được đăng ký với các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế, được chứng nhận của các tổ chức có uy tín về chất

lượng và giá cả sản phẩm), đồng thời là quảng bá thương hiệu thông qua nhiều hình thức để tạo dựng uy tín cho gạo Việt Nam.

Việt Nam có thể xây dựng thành công thương hiệu gạo của mình trên

thương trường nếu ngành lúa gạo Việt Nam chỉ tập trung vào vài giống lúa chủ lực, chất lượng cao như: gạo thơm, Jasmine, gạo trắng hạt dài, bóng, hàm

lượng amytuse khoảng 20% đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, gạo nếp… Để đạt

được điều này, ngoài vai trò nhà nước thì các doanh nghiệp XKG có vai trò trách nhiệm chính trong việc xây dựng thương hiệu gạo và doanh nghiệp

XKG phải chủ động được nguyên liệu - phải có vùng nguyên liệu riêng của mình một cáchổn định.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)