19 Thịt cừu, dê 10
4.1.1.4. Bối cảnh trong nước
Thứ nhất, những thay đổi của ngành kinh doanh XKG Việt Nam
[21, tr.105-106]
. Gạo Việt Nam mặc dù chiếm lĩnh ở các phân khúc phẩm cấp thấp trong
chuỗi gía trị toàn cầu, nhưng đang có những bước phát triển dần cạnh tranh với
thơm của Thái Lan và thu được các thành côngở một số thị trường quan trọng, đặc biệt là Hồng Kông. “Sự tiến triển” này một phần có được từ sự suy yếu của
Thái Lan do chính sách hỗ trợ giá mua lúa gạo của nông dân làm cho gạo của
Thái Lan kém sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
. Hạ tầng kho bãi đang có sự cải thiện. Chính phủ đang triển khai các chương trìnhđầu tư vào ngành chế biến gạo như phát triển hạ tầng kho bãi sẽ tạo điều kiện tăng cường năng lực XKG của Việt Nam trên thị trường thế giới.
. XKG Việt Nam chủ yếu vẫn hướng đến thị trường phẩm cấp thấp, giá
trị gia tăng thấp, mức độ rủi ro cao. Xu hướng này định hình trong nhiều năm
do sự chi phối của nhu cầu từ các hợp đồng Chính phủ. Đây là cái bẫy trong tương lai cho ngành chế biến gạo của Việt Nam nếu dừng lại ở mặt bằng công
nghệ và quy mô như hiện nay quá lâu.
. Theo cam kết WTO, Việt Nam mở cửa thị trường cho các doanh
nghiệp nước ngoài kinh doanh gạo. Xu hướng này mặc dù không diễn ra trong
ngắn hạn nhưng sẽ ảnh hưởng mạnh đến khu vực chế biến XKG của Việt
Nam nói chung, cũng như ĐBSCL nói riêng theo cả hai hướng: vừa gây áp
lực cạnh tranh làm suy yếu, cũng như phá sản các doanh nghiệp chế biến yếu
kém, song thông qua môi trường cạnh tranh hơn cũng như các hợp tác liên doanh liên kết chuyển giao công nghệ cũng sẽ giúp thúc đẩy cho quá trình hình thành hiện đại hóa công nghệ của ngành chế biến.
Thứ hai, những vấn đề bức xúc từ thể chế XKG Việt Nam
- Nghị định 109 về kinh doanh XKG của Chính phủ có hiệu lực vào năm
2011 tạo ra một khung khổ thể chế khá toàn diện cho các doanh nghiệp XKG
của Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi Nghị định yêu cầu các doanh nghiệp có đủ điều kiện về hạ tầng sẽ được cấp phép xuất khẩu, trong khi chỉ đạo của Chính
phủ gần đây lại có xu hướng hạn chế đầu mối XKG dưới con số 100. Xu hướng
can thiệp chính sách này mang tính hành chính, không kích thích môi trường
- Cơ chế XKG của Việt Nam vẫn còn chưa minh bạch, tạo nên môi
trường kinh doanh xuất khẩu nhiều rủi ro.
- Hoạt động của VFA mang nặng tính chất hành chính can thiệp nhà
nước, trong khi các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chưa mạnh.
- Doanh nghiệp nhà nước, như: Tổng công ty lương thực miền Bắc,
miền Nam (VINAFOODI và VINAFOOD II) trong XKG chi phí phần lớn cả đầu vào và đầu ra xuất khẩu.
Thứ ba,ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu
Địa hình thấp so với mực nước biển, lại nằm ở hạ lưu sông Mê Kông,
tiếp giáp với biển, nên ĐBSCL phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là
tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo dự báo của các tổ chức quốc tế
và các nhà khoa học, toàn vùng ĐBSCL trong thời gian tới sẽ chịu tác động
tiêu cực của BĐKH và nước biển dâng.
Trong những năm gần đây, các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL liên tục đối
mặt với tình trạng xâm nhập của nước mặn vào sâu trong nội đồng trong mùa
khô và nước ngập khi triều cường vào mùa mưa, mà nguyên nhân chính là do BĐKH. ĐBSCL là vùng tạo ra trên 40% GDP trong nông nghiệp của Việt Nam,
chiếm trên 50% diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực của cả nước, thế nhưng ĐBSCL lại được xem là vùng sẽ phải gánh chịu tác động BĐKH nhiều
nhất và tác động này sẽ làmảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực.
Theo dự báo của các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của BĐKH là: Nếu
nhiệt độ tăng lên 10C sẽ làm giảm 10% năng suất lúa, còn nếu nước biển dâng
cao thêm 1m thì sẽ có 70% diện tích lúa ĐBSCL bị nhiễm mặm, tức là sẽ mất đi
1,5 - 2,0 triệu ha đất trồng lúa và nhiều địa phương bị chìm trong nước biển. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường, hạn hán làm tăng áp lực dịch hại trên cây trồng, mật độ sâu bệnh tăng cao, thậm chí có thể nảy sinh một số loại sâu bệnh
ĐBSCL đang ngày càng đối mặt với tình trạng nhiễm mặn và mực lũ
thấp ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng lúa hàng hóa. Ngoài ra quá trìnhđô thị hóa và sự cạnhtranh từ các cây trồng vật nuôi khác cũng làm cho diện tích đất lúa bị thu hẹp trong tương lai. Xu hướng này sẽ làm cho lượng
lúa gạo hàng hóa có xu hướng không còn dồi dào như hiện nay.
Thứ tư, tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp
nói riêng, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
Tái cấu trúc là một quá trình đổi mới thể chế, phân bổ lại và chuyển
dịch các nguồn lực phát triển... sang những hoạt động kinh tế mang lại năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.
Tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm nhiều nội dung, trong đó có tái cơ cấu
ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp xuất phát từ yêu cầu khách quan và nội
tại của ngành nông nghiệp: mô hình tăng trưởng, cơ cấu sản xuất, tổ chức
chuỗi cung ứng... phải thay đổi. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ thực hiện theo cơ chế thị trường, dựa vào quan hệ cung - cầu, sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường và bền vững.
Theo dự thảo Đề án Tái cơcấu ngành nông nghiệp của Bộ NN&PTNN,
định hướng chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hướng tới sự phát
triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm vào mục tiêu: (i) Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành; (ii) Cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo; (iii) và bảo
vệ môi trường sinh thái; phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại,
hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
trong nước và nhu cầu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Định hướng tái cơ cấu trong các ngành cụ thể, Đề án xác định 5 ngành: (1) Trồng trọt, tập trung vào:
- Nhóm cây có lợi thế cạnh tranh cao và còn dư địa gia tăng lớn như:
- Nhóm cây trồng có tiềm năng: chè, rau, hoa quả như: ngô, mía, lạc, đậu tương. (2) Chăn nuôi
(3) Thủy sản
(4) Lâm nghiệp
(5) Sản xuất muối
Các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành sẽ tập trung vào: khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công;
cải thiện chất lượng dịch vụ công; đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn
mới và là cơ sở để tái cơ cấu ngành lúa gạo ĐBSCL.