19 Thịt cừu, dê 10
4.1.3.2. Các quan điểm định hướng
Thứ nhất, đẩy mạnh XKG phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia ĐBSCL - vựa lúa chính của Việt Nam, được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực cả nước với hàng triệu tấn gạo mỗi năm. Trong khi đó, dự báo
tổng nhu cầu tiêu thụ gạo tại Việt Nam năm 2020 là khoảng 35 triệu tấn/năm, theo
đà phát triển dân số tới 110 triệu người. Do đó, “đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” phải là quan điểm định hướng hàng đầu. FAO định nghĩa “an ninh lương
thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động".
Khái niệm này được xây dựng trên 4 yếu tố, đó là tình trạng sẵn có,
quyền tiếp cận, sử dụng và sự ổn định. Như vậy, an ninh lương thực không
chỉ là vấn đề sản xuất mà bao gồm cả vấn đề chất lượng thực phẩm, giá cả.
Thứ hai, đẩy mạnh XKG không chỉ chú trọng tăng khối lượng, mà điều
quan trọng và lâu dài là phải tạo giá trị gia tăng lớn của hạt gạo trên cơ sở đó
mà nâng cao kim ngạch XK.
Là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về XKG, nhưng thực
chất hiệu quả XKG của nước ta rất thấp; khối lượng gạo không tương xứng
(hay nhỏ) và giá trị gia tăng của hạt gạo quá nhỏ bé, nên nông dân vùng trồng
lúa gạo XK vẫn còn nghèo.
Nội hàm của quan điểm này là: Không nên chú trọng, “bận tâm” về
ngôi vị số một hay số hai… về XKG; không nên chú trọng quá mức vào mục
tiêu là xuất khẩu được bao nhiêu tấn gạo, mà cái cần nhất là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo tiêu thụ tốt lúa hàng hóa trong dân, đảm bảo lượng gạo dự trữ hợp lý và cái quan trọng nhất là phải đảm bảo cho nông dân
trồng lúa có lợi nhuận trên 30% theo chủ trương của Đảng vàNhà nước ta.
Thứ ba, hoạt động XKG phải hướng tới phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển hoạt động XKG bền vững được hiểu là: tăng trưởng XKG phải
gắn liền với phát triển xã hội (theo nghĩa hẹp) tức là thực hiện mục tiêu xã hội như: xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo công bằng xã hội, chia sẻ lợi ích
hợp lý giữa các thành phần tham gia XKG, trong đó phải đảm bảo cho nông dân
sản xuất lúa GXK có lợi nhuận trên 30% theo chủ trương của Nhà nước. Lợi ích
trong dài hạn phải thuộc về nông dân. Tăng trưởng XKG phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lương thực, thực phẩm,
phải có tỷ lệ lớn sản phẩm gạo sạch cung ứng cho thị trường…