19 Thịt cừu, dê 10
4.2.1. Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo Đồng bằng sông Cửu long nhằm chuyển sản xuất lúa có giá trị thấp và thị trường hẹp sang sản xuất lúa có
chuyển sản xuất lúa có giá trị thấp và thị trường hẹp sang sản xuất lúa có giá trị cao và tiềm năng thị trường rộng hơn
Sản xuất lúagạo có quan hệ chặt chẽ với XK gạo, sản xuất lúa gạo với tư cách là nơi cung cấp gạo nguyên liệu cho chế biến thành gạo XK. Hiện
nay, việc sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn hạn chế. Trước hết
là thu nhập thấp và bấp bênh của nông dân trồng lúa; sản xuất manh mún,
không xuất phát từ tín hiệu thị trường… nên chất lượng gạo không cao và
không đồng đều. Điều nàyảnh hưởng trực tiếp đến giá bán gạo trên thị trường
thế giới. Ngoài ra ngành lúa gạo ĐBSCL cũng đang đối mặt với những khó khăn về kết cấu hạ tầng, sản xuất lạc hậu, cơ giới hóa sản xuất lúa gạo diễn ra
chậm so với yêu cầu. Hơn nữa, năng suất lúa, sản lượng lúaở ĐBSCL đã phát triển tới mức giới hạn và diện tích canh tác lúa có xu hướng thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Do đó, trong xu thế mới
của hội nhập quốc tế, yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, tái cấu trúc nông
nghiệp nói chung, ngành lúa gạo nói riêng, gắn với xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL là vô cùng cần thiết, cấp bách, nhằm mục tiêu: Phát triển ngành sản
xuất lúa gạo theo hướng bền vững, chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng
(số lượng) sang nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và nâng cao sức cạnh
Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo ĐBSCL là một phần trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam và là một phần của quá trình tái cơ cấu kinh tế tại khu
vực. Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo (TCCSXLG) phải gắn liền với phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và gắn với cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước.
TCCSXLG là sự chuyển từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu sang phát triển theo chiều sâu- nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của lúa gạo trên thị trường thế giới. Đối với ngành sản xuất lúa gạo
thì tái cơ cấu thể chế chính sách kinh doanh XKG có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn phát triển mới.
Những nội dung và nhiệm vụ chính của tái cơ cấu sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL là:
Thứ 1, ổn định quỹ đất trồng lúa, quy hoạch các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao
Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nxb CTQG, H.2011, tr.196 có ghi “Giữ vững diện tích trồng lúa theo quy hoạch, đảm bảo vững
chắc an ninh lương thực quốc gia và tăng giá trị XKG”. Nghị định số 42/2012/NĐ-CP, ngày 11-5/2012 về quản lý sử dụng đất lúa khẳng định là phải duy trì diện tích trồng lúa của cả nước là 3,8 triệu ha. Riêng ĐBSCL là
1,8 triệu ha. Với diện tích sản xuất cả năm từ 4,0 đến 4,2 triệu ha, năng suất
lúa bình quân cả năm là 5,8 triệu tấn/ha se cho sản lượng lúa mỗi năm là 24- 25 triệu tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và XKGổn định
6 triệu tấn/năm và nâng cao đời sống nhân dân.
“Coi đất lúa là tài sản quốc gia”, không được xâm phạm. Đồng thời
“kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử
dụng vào mục đích khác đi đôi với đảm bảo lợi ích của người trồng lúa và địa
phương trồng lúa”.
Đi đôi với vấn đề trên là qui hoạch vùng sản xuất lúa gạo XK, xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất lượng cao phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Những vùng chuyên canh lúa hàng hóa phải
được quy hoạch để sản xuất lớn, được đầu tư cẩn thận, chất lượng lúa cao, phù hợp với thị hiếu, yêu cầu của thị trường. Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) đang được triển khai ở ĐBSCL đáp ứng được yêu cầu này.
Mô hình “CĐML” là mô hình liên kết 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nông dân) để thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo
hướng GAP, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa HHXK chất lượng cao theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hầu hết các tỉnh, thành Nam bộ từ tháng 3-2011. Điểm mấu chốt của “CĐML” là nông
dân cùng nhau thực hành sản xuất theo một quy trình chung từ các khâu sản xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị hạt gạo; quản lý sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm… Để làm được điều đó, người nông dân phải được tổ chức
thành “hành động tập thể” với nhau, theo từng cánh đồng lớn, thay cho các hoạt động độc lập, riêng lẻ.
Yếu tố để người nông dân liên kết được với nhau là lợi ích mà “hành động tập thể” mang lại phải lớn hơn lợi ích của hành động cá nhân riêng lẻ. Và yếu tố để mô hình CĐML tồn tại và phát triển là sự phân phối hợp lý lợi ích giữa các bên tham gia liên kết trên CĐML, bởi lợi ích là “chất kết dính”
các bên tham gia. Theo nhận định của ngành nông nghiệp, mô hình CĐML đang được sự đồng thuận cao của xã hội, đặc biệt là nông dân và sẽ là hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.
Như vậy, tổ chức lại sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, hình
thành nên “CĐML” canh tác theo chuẩn VIETGAP sẽ tạo ra khối lượng lớn
và đồng bộ và nâng cao chất lượng “CĐML” được triển khai từ năm 2011 đến nay,ở ĐBSCL đã có những thành công ban đầu.
Từ thực tiễn triển khai mô hình CĐML cho thấy là để quy hoạch các vùng chuyên canh lúa hàng hóa có chất lượng cao cần kiên trì mô hình
CĐML. Cần phải nhân rộng và nâng cao chất lượng mô hình CĐML, với 3
điều kiện là: (1) Phân phối lợi ích giữa “4 nhà” phải được thực hiện một cách hợp lý, vì lợi ích là chất kết dính 4 nhà; (2) Doanh nghiệp XKG phải vào cuộc, do đó nhà nước phải có chính sách tín dụng ưu đãi để doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để xây dựng hệ thống kho tạm trữ gạo, hệ
thống máy sấy công nghiệp; sửa đổi Nghị định 109 về điều kiện XKG theo
hướng các doanh nghiệp XKG phải đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu từ
5.000 ha trở lên và có sự gắn kết với nông dân; (3) Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản.
Thứ 2, đẩy mạnhứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ
cao vào sản xuất nhằm góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao
để sản xuất lúa gạo đạt chuẩn quốc gia, quốc tế.
Song song đó, ĐBSCL mở rộng quy trình canh tác lúa theo vùng sinh thái và quy hoạch GAP nhằm tạo ra sản lượng lúa gạo sạch, chiếm từ 40% diện
tích đất lúa trở lên [63].
Thực hiện cơ giới hóa tối đa các khâu: làm đất, gieo cấy, thu hoạch, phơi
sấy, bảo quản, tồn trữ nhằm giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch - giảm xuống còn 5%-6% (hiện nay là 12-15%).
Thứ 3, mô hình canh tác: chủ yếu là đa canh, luân canh, kết hợp với trồng các loại cây trồng cạn, trồng lúa với nuôi trồng thủy sản để vừa duy trì sản lượng lúa, vừa tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Trên diện tích đất trồng từ 2-3 vụ, các tỉnh ĐBSCL, chuyển 112.000 ha sang trồng các loại cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong
nước, nhằm thay thế nguyên liệu nhập, như: ngô, đậu xanh [63].
Hiện nay, trong quá trình tái cơ cấu đã xuất hiện nhu cầu chuyển đổi một số diện tích lúa sang nuôi trồng các loại cây con có hiệu quả hơn và có thị
trường tiêu thụ ổn định. Vì vậy, cần có những qui định thông thoáng hơn để
nông dân có quyền thực thi việc lựa chọn đối tượng sản xuất đem lại lợi ích cho chính họ. Vì thế, sớm xóa bỏ những qui định cứng nhắc về sử dụng đất trồng lúa không hiệu quả như hiện nay.
Thứ tư, tăng cường mối liên kết trong sản xuất và XKG:
. Mở rộng sự liên kết 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nông dân).
. Mở rộng bảo hiểm nông nghiệp, mở rộng ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên cơ sở đó góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất lúa gạo.
. Tăng cường kết nối sản xuất với ngành công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ lúa gạo.
. Thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển hệ thống chế biến, sấy và kho bãiđảm bảo năng lực lưu kho khoảng 30% sản lượng/vụ.
Thứ 5, tái cấu trúc thể chế chính sách kinh doanh XKG theo hướng: . Tách bạch quản lý nhà nước và kinh doanh. Xác định lại vai trò của VFA với tư cách là hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
. Thúc đẩy cơ chế thị trường vận hành, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm điều tiết kiểu hành chính làm méo mó thị trường, tăng tính
minh bạch của hệ thống thể chế.
. Đổi mới chính sách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong kinh doanh XKG.
. Bộ NN&PTNT chỉ đạo và phối hợp với các tỉnh ĐBSCL thực hiện các nội dung tái cơ cấu sản xuất lúa gạo.