19 Thịt cừu, dê 10
2.3.2. Bài học rút ra cho Đồng bằng Sông Cửu Long/Việt Nam
Từ trình bày trên, phân tích hoạt động XKG của Thái Lan, Ấn Độ, có
thể rút ra một số bài học mà Việt Nam (ĐBSCL) vận dụng cho việc thúc đẩy XKG. Đó là:
Thứ nhất, đề cao vai trò Nhà nước trong XKG: (i) Nhà nước tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các
nguồn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tư phát
triển thủy lợi, giao thông nông thôn; (ii) Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học
nông nghiệp nói chung, cho nghiên cứu phát triển, cải tạo các loại giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, những giống lúa có khả năng chống hạn,
chịu được mặn… nói riêng để cung cấp gạo cho xuất khẩu; (iii) Nhà nước hỗ
kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy chế biến gạo nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng gạo sau thu hoạch, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của gạo
xuất khẩu.
Thứ hai, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), cần nâng cao vai trò thu thập dữ liệu, thông tin liên quan đến XKG trên thị trường thế giới (thông
tin thị trường, giá cả…) cùng với cơ quan quản lý nhà nước đề ra chiến lược,
chính sách và những quy định về thương mại lúa gạo; cần ký kết các Hiệp định thương mại với chính phủ ở các nước vốn là bạn hàng lớn, bạn hàng truyền thống như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, các nước ở châu Phi.
Nhất là các nước châu Phi, cần có các Hiệp định dành cho nhau Tối huệ quốc, để các doanh nghiệp của Việt Nam xuất gạo sang đây một cách trực tiếp,
không phải qua trung gian như hiện nay.
Thứ ba, cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, xây
dựng các vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu. Trong lúc chưa hình thành được những trang trại sản xuất
lúa gạo quy mô lớn, thì “Mô hình cánh đồng mẫu lớn” có thể đáp ứng vấn đề
này; dồn điền đổi thửa tạo thành những cánh đồng mẫu lớn; quy hoạch và có chính sách bảo vệ vững chắc từ 3,8-4,0 triệu ha đất trồng lúa.
Thứ tư, XKG không chỉ nhằm vào tăng sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu, mà điều quan trọng là nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của gạo
xuất khẩu. Do đó, phải đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo sản
phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, như: (1) Cơ
cấu lại giống lúa theo hướng chọn các loại giống lúa có năng suất cao, chất lượng và giá trị cao phù hợp với các vùng sinh thái; (2) Thực hiện chính sách
bảo hiểm sản xuất lúa gạo để nông dân an tâm đầu tư phát triển các giống lúa
Thứ năm, xúc tiến xây dựng và phát triển thương hiệu gạo. Đây là vấn đề cấp bách. Để tạo thương hiệu gạo, nông dân và doanh nghiệp phải đầu tư
mạnh cho khâu sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng gạo.
Thứ sáu, đảm bảo sự công bằng, hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể liên
quan đến ngành XKG: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học, trong đó, đặc biệt quan tâm đảm bảo lợi ích của nhà nông.
Thứ bảy, trong điều hành hoạt động XK gạo, chính phủ cần có chính
sách giá gạo đối với nông dân và chính sách mua dự trữ gạo cho XK một cách
mềm dẻo, linh hoạt thích hợp với từng thời kỳ.
Kết luận chương 2
(1) Hoạt động XKG gồm một chuỗi các khâu liên hoàn: sản xuất, thu
mua, chế biến và tiêu thụ/xuất khẩu, là 1 bộ phận của hoạt động XKHH nói
chung, xuất khẩu nông sản nói riêng. Cơ sở lý luận là các lý thuyết TMQT.
(2) Cũng như XKHH, XKG có vai trò quan trọng: Tạo nguồn ngoại tệ
mạnh cho CNH, HĐH đất nước; góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp; tạo
việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèoở nông thôn.
(3) Hoạt động XKG có nhiều đặc điểm khác với đặc điểm XKHH nói chung. Đó là:
- Gạo không phải là mặt hàng thương mại thuần túy, mà nó còn mang ý nghĩa chính trị - ngoại giao, là hàng hóa nhạy cảm và xuất khẩu có tính chiến lược ở 1 số nước và có tính cạnh tranh cao giữa các nước tham gia xuất khẩu.
- Thị trường gạo mang tính thời vụ, buôn bán giữa các chính phủ là
phương thức chủ yếu, chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định.
- XKG có tính thời vụ, thường tập trung vào mùa khô, nên các dịch vụ
vận tải, bốc xếp… cũng gia tăng vào thời điểm này.
(4) Các tiêu chí đánh giá việc đẩy mạnh XKG bao gồm: phát triển thị trường, chi phí sản xuất và giá gạo; về năng lực cạnh tranh, và về hiệu quả
tố: đặc điểm của sản xuất lúa gạo; sự biến động của thị trường gạo thế giới; sự
biến động giá gạo; thị hiếu người tiêu dùng; chất lượng GXK và thể chế,
chính sách đối với xuất khẩu.
(5) Gia nhập WTO, cam kết và thực hiện các cam kết với WTO… có tác động tích cực và tiêu cực đối với hoạt động XKHH nông sản của Việt Nam (trong đó có mặt hàng GXK).
(6) Nghiên cứu kinh nghiệm XKG của Thái Lan, Ấn Độ, đã rút ra được
7 bài học bổ ích mà ĐBSCL có thể vận dụng, trong đó nổi bật: vai trò của
Chính phủ, của Hiệp hội lương thực Việt Nam, đảm bảo sự hài hòa vì lợi ích
giữa các chủ thể trong hoạt động XKG...
Chương 3