Nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 116 - 117)

19 Thịt cừu, dê 10

3.2.5.3.nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng là một vấn đề đặt ra ở ĐBSCL là rất cụ thể, cần quan tâm giải quyết.

Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng, cùng với ô

nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân bón hóa học. Ô

nhiễm đất không chỉ ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp (có sản xuất

lúa) và chất lượng nông sản (có lúa), mà còn thông qua lương thực, rau quả -

không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm... ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người và động vật.

Hoạt động nông nghiệp (trồng lúa) sử dụng phân hóa học: phân đạm vô cơ (n), Lân (P203) và Kali (K20), trong đó, đáng chú ý là phân đạm, một loại

phân hóa học đem lại hiệu quả rõ rệt cho năng suất cây trồng, nhưng cũng dễ

gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó; bón nhiều phân lân không đúng cách thì lượng tồn dư của nó sẽ làm chua môi trường đất; sử dụng thuốc

sâu quá nhiều - loại hóa chất tiêu diệt sâu bọ, côn trùng... đều có thể gây ô

nhiễm môi trường đất. Theo nhiều báo cáo của các cơ quan chức năng có

thẩm quyền, hàng năm ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân hóa học và gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, có thể gây ra sự cố môi trường do sự

tồn dư chất độc hại trong môi trường nước, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe

nông dân, nhất là người trồng lúa.

Các nguồn chất thải sau nuôi trồng thủy sản chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông, kênh rạch trong khu vực. Ở ĐBSCL theo đánh giá của các cơ quan bảo vệ môi trường cho thấy, hàng năm

thải ra 456,6 triệu m3bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản, gây nên tác

Sự xâm nhập mặn gia tăng vào mùa khô trên các sông lớn: sông Tiền,

sông Hậu và sông rạch ven biển. Ở vùng ven biển ĐBSCL, nước mặn trong mùa khô hạn đã xâm nhập sâu vào nội địa đến 50-80 km. Mực nước sông Tiền, sông

Hậu tiếp tục xuống thấp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống

nhân dân. Tình trạng thiếu nước ngọt, kiệt nước trong mùa khô tiếp tục diễn ra

nghiêm trọng ở nhiều địa phương các tỉnh Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu...

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 116 - 117)