Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nhằm nâng cao

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 151 - 153)

. Ứng dụng công nghệ sinh học: Kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; Công nghệ chuyển ghép gen

4.2.3.2. Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nhằm nâng cao

chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu

Hầu hết các cơ sở chế biến nông sản hiện nay đều có qui mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, sử dụng trang, thiết bị công nghệ lạc hậu. Theo đánh

phải mất 15 - 20 năm nữa, thì công nghiệp chế biến gạo mới đạt trình độ như

Thái Lan hiện nay.

Công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng đối với việc bảo quản giá trị sử dụng và gia tăng giá trị hàng hóa. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến nông sản thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 0,1 - 0,2%, còn nếu sử dụng công nghệ lạc hậu thì tỷ lệ đó

là từ 1 - 2%. Ở Việt Nam hiện nay, tác động của công nghệ chế biến sau thu hoạch đến xuất khẩu còn mờ nhạt, do đó tỷ lệ gạo hao hụt cao, chất lượng

không đồng đều, giá thấp. Theo nhiều báo cáo tổng kết, tổn thất sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL về khối lượng khoảng 12 - 13%. Ngoài thất thoát về khối

lượng, nó còn làm giảm chất lượng hạt gạo, kéo theo làm giảm giá bán gạo trên thị trường khoảng 12%. Cộng dồn tổng thiệt hại lên đến 25%. Nếu giảm tổn thất về khối lượng và giá trị ở mức 10% hàng năm thì ĐBSCL (ví dụ năm 2012, ĐBSCL sản lượng lúa là 25 triệu tấn) sẽ tăng được 2,5 triệu tấn lúa, trị giá đến 12.500 tỷ đồng. Vì thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu với ngành nông nghiệp cuối năm 2012 đã nhấn mạnh: Đầu tư công suất chế biến gạo công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, giảm tổn thất sau thu hoạch từ

5 - 6%, cải thiện chất lượng GXK. Đến năm 2015 giá trị của GXK tăng 10 - 15% so với hiện nay, do cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phát triển công nghiệp chế biến phải hướng vào:

+ Đầu tư xây dựng hệ thống sấy lúa công nghiệp kết hợp với kho trữ

lúa khô công suất lớn, chẳng hạn 1.000 tấn lúa/ngày. Bởi sấy lúa là khâu quan trọng nhất để giảm tổn thất sau thu hoạch về khối lượng và giá trị. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa các công đoạn làm khô lúa, sấy lúa bằng phương

pháp công nghiệp sẽ đáp ứng được yêu cầu sấy lúa với số lượng lớn tập trung vào thời vụ thu hoạch rộ, chủ động sấy lúa, không phụ thuộc vào lao động thủ

công. Chất lượng hạt thóc đồng đều, tránh thiệt hại do làm khô lúa không kịp thời và làm khô lúa không đúng phương pháp.

+ Áp dụng qui trình chế biến gạo 1 công đoạn từ lúa khô có độ ẩm >/17%. Khác với quy trình chế biến gạo qua 2 giai đoạn: chế biến gạo nguyên liệu và công đoạn xát trắng, đánh bóng gạo chỉ đáp ứng được yêu cầu gạo phẩm cấp trung bình thấp trên thị trường và cạnh tranh bằng giá thấp, trên thị trường gạo phẩm cấp thấp.

Trái lại, quy trình chế biến từ lúa khô có độ ẩm >/17% sẽ làm tăng giá

trị hạt gạo theo hướng sản xuất gạo sạch, chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh của gạo. Điều kiện áp dụng quy trình chế biến này là: (i) Ngày nay công suất máy xay xát đạt hiệu quả kinh tế là hệ thống xay xát tiêu chuẩn, có công suất 10 - 12 tấn lúa/giờ. Lượng lúa xay xát mỗi ngày từ 100 đến 240 tấn. Hệ

thống sấy lúa thích nghi cho từng dây chuyền máy xay xát có công suất 12 tấn lúa/giờ, có công suất mỗi mẻ là 100 tấn lúa. Do đó, nhà máy chế biến (xay xát) phải có thiết bị sấy lúa, kho chứa lúa khô công suất tương ứng với sản

lượng của vùng nguyên liệu và tương ứng với khối lượng gạo sản xuất; (ii) Gắn liền với điều nói trên, cần tổ chức các hộ nông dân trồng lúa cùng một loại giống, sản xuất ra từng lô lúa có khối lượng tương thích với các đơn vị máy sấy (10 tấn, 20 tấn…) để dễ dàng trong sấy lúa và tồn trữ lúa; (iii) Thay đổi căn bản

phương thức thu hoạch lúa từ lao động thủ công sang sử dụng máy công nghiệp - máy gặt đập liên hợp, một mặt giải phóng được lao động “còng lưng” cắt lúa

trên đồng, đáp ứng được thời vụ thu hoạch tập trung, vụ thu hoạch rộ; mặt khác, chất lượng lúa thu hoạch bằng máy sạch hơn, đồng đều hơn so với các

phương thức thu hoạch khác.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)