. Ứng dụng công nghệ sinh học: Kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; Công nghệ chuyển ghép gen
4.2.5.3. Sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu phải hạn chế tối đa
những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và phải góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái
(1) Chống thoái hóa và đảm bảo bền vững sử dụng tài nguyên đất
Thoái hóa đất đang là hiện tượng phổ biến ở nhiều vùng rộng lớn của Việt Nam. Các dạngthoái hóa đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất chua hóa,
mặn hóa, phân hóa, bạc màu, khô hạn, đất ngập úng, đất bị ô nhiễm… Suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích nông nghiệp bình quânđầu người. Vì vậy, cần sử
dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất để đảm bảo cho cả thế hệ
hiện nay và những thế hệ mai sau có một môi trường sống tốt đẹp.
(2) Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước
Trước mắt cũng như lâu dài là tăng cường quản lý nhà nước về tài
nguyên nước và xây dựng ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước –
một loại tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm. Quản lý chặt chẽ việc nhập và sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng để hạn chế sự ô nhiễm môi trường
nước gây thiệt hại cho sản xuất và lao động nông nghiệp.
(3) Chủ động thích ứng với BĐKH và nước biển dâng, một nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp vùng ven biển, ĐBSCL.
Xem xét thay đổi phương pháp canh tác và lựa chọn giống phù hợp,
tăng cường hợp tác nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chịu hạn, lụt và các điều kiện thời tiết cực đoan…