Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 66 - 68)

19 Thịt cừu, dê 10

2.3.1.2.Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn độ là một trong năm cường quốc về XKG trên thế giới. Sản lượng

gạo sản xuất cũng như XKG không ngừng tăng trong mấy thập kỷ qua.

Bảng 2.6: Khối lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ qua các niên vụ Niên vụ Khối lượng (triệu tấn) Niên vụ Khối lượng (triệu tấn)

1989/1990 0,514 2008/2009 2,090

1996/1997 2,087 2010/2011 2,774

2004/2005 4,687 2011/2012 10,400*

2007/2008 3,383 2012/2013 7,250

Nguồn: AGROINFO tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)[83]

* Trong đó có 2 triệu tấn lúa mì.

Theo ông M.P Jindal, Chủ tịch hiệp hội các nhà XKG Ấn Độ, XKG

niên vụ này (4/2013-3/2014) có khả năng tăng 7,8%, lên 11 triệu tấn. Trong đó, XKG basmati có thể tăng 14%, đạt 4 triệu tấn và gạo non - basmati tăng 4%, đạt 7 triệu tấn. Ấn Độ, với chính sách bán gạo giá rẻ và lợi thế về địa lý

với thị trường châu Phi đã tăng mạnh về lượng để vượt qua cả Thái Lan và Việt Nam, đứng ở vị trí số 1 về khối lượng GXK. Điều này là do Ấn Độ áp

dụng nhiều biện pháp tổng hợp trong cuộc “cách mạng xanh”. Đó là:

Thứ 1, Chính phủ Ấn Độ khuyến khích tăng diện tích đất canh tác lúa Basmati và lúa thường nhằm phục vụ cả nhu cầu xuất khẩu lẫn nhu cầu tiêu

dùng trong nước. Ấn Độ chủ trương đưa máy móc, thiết bị đến tay nhà nông thông qua việc trợ cấp, cho vay tín dụng, nhà nông được trang bị kiến thức, kỹ

thuật nông nghiệp hiện đại qua các khóa học được tổ chức dưới các hình thức

một cách tối đa, giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm khuyến khích nhiều nhất thương nhân tham gia XKG.

Thứ 2, cũng như Thái Lan, GXK của Ấn Độ cũng rất đa dạng về chủng

lọai, nhưng chủ yếu là các loại gạo giá trị cao cấp và trung bình, bao gồm các

loại: gạo đồ, sona masuri, matta, sarbati...

Các nhà khoa học Ấn Độ đang nỗ lực cải thiện chất lượng lúa bằng

cách sử dụng một loại gen kháng thể (pi-54) được tìm thấy trong nhiều giống

lúa của Việt Nam (Telep) để phát triển các giống lúa mới có khả năng kháng

lại các dịch bệnh vốn ảnh hưởng đến cây trồng trên toàn thế giới[34].

Thứ 3, Chính quyền Ấn Độ trao quyền cho Cơ quan phát triển xuất khẩu

nông sản và thực phẩm chế biến của Ấn Độ (APEDA) quyết định các vấn đề như áp giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) thay cho nhóm các bộ trưởng có quyền lực (eGoM) trước đây. Cơ quan này có chức năng giống như Ủy ban chính sách gạo

quốc gia của Thái Lan. Do là một cơ quan chuyên trách nên họ hiểu rõ và nắm

bắt khá nhanh nhạy những diễn biến của thị trường châu Phi. Ví dụ như năm

2009, gạo chất lượng trung bình FAQ (Fair Average Quality) - một từ ngữ chính trị, chỉ loại gạo được bán thông qua hệ thống phân phối công (PDS).

Chính sách xuất khẩu này, theo các quan chức chính phủ và đại diện thương mại, sẽ khác so với chính sách hiện tại bởi 2 khía cạnh chính: (i) Giới

hạn tổng khối lượng GXK cho tất cả các loại (khoảng 2 triệu tấn) sẽ bổ sung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào công cụ chính sách hiện hành là giá xuất khẩu tối thiểu (MEP); (ii) Hệ

thống hiện nay (phân loại gạo thành basmati và non-basmati, và chỉ cho phép XKG thơm basmati với giá tối thiểu là 1.000 USD/tấn), sẽ được thay thế bằng

một hệ thống phân loại mới.

Cách phân loại mới sẽ chia lúa gạo trồng ở Ấn Độ thành ba loại: basmati

có thể xuất khẩu, các loại gạo giá trị cao có thể xuất khẩu do có khả năng cạnh tranh được về giá và chất lượng so với GXK từ Thái Lan và Việt Nam, và gạo

FAQ không được xuất khẩu. Các loại gạo giá trị cao có thể xuất sẽ bao gồm: sona masuri, matta, sarbati. Chính sách mới này nhằm giải quyết tình trạng các

kho dự trữ gạo hiện đang dư thừa, đồng thời cũng đảm bảo được sự phối hợp về an ninh lương thực và tận dụng được những cơ hội thương mại.

Thứ 4, XKG của Ấn Độ cao kỷ lục nhờ cầu mạnh

Một vấn đề rất đáng nói là: Ấn Độ là 1 trong những quốc gia sản xuất

lúa gạo lớn nhất trên thế giới, đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Ví dụ, năm 2005,

sản lượng gạo của Ấn Độ là 91,79 triệu tấn. Do đó, lượng cung ứng lớn trong

khi cầu về gạo của Ấn Độ mạnh.

Gạo Ấn Độ được ưa chuộng. Hiệp hội các nhà XKG Ấn Độ cho biết

Iran là khách hàng lớn mua gạo basmati của Ấn Độ.

Theo thống kê,Ấn Độ hiện đang cung cấp 65% lượng gạo basmati (gạo thơm cao cấp) trên toàn cầu và Pakitstan chiếm phần còn lại (35%). Ả rập Xêút và Iran là nước mua gạo basmati mạnh nhất, trong khi các nước châu

Phi là những nhà nhập khẩu gạo non- basmati khổng lồ.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 66 - 68)