. Ứng dụng công nghệ sinh học: Kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; Công nghệ chuyển ghép gen
4.2.5.1. Sản xuất lúa phải đảm bảo năng suất, sản lượng ổn định và xu ất khẩu gạo phải cân đối cả về lượng và giá trị
(1) Sản xuất lúa ở ĐBSCL trong nhiều năm qua tập trung chủ yếu vào
hướng mở rộng diện tích và gia tăng năng suất. Thực tế, việc mở rộng diện
tích lúa là có giới hạn và tăng năng suất lúa bằng các biện pháp kỹ thuật vẫn
chưa đồng bộ, do vậy, sự gia tăng năng suất và sản lượng lúa vẫn còn “bấp bênh”, tùy thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, thời tiết và khí hậu và sự phát
sinh dịch hại.
Để tăng trưởng cao và ổn định năng suất và sản lượng lúa ở ĐBSCL
cần: khuyến khích áp dụng phương pháp canh tác mới, áp dụng quy trình canh tác phù hợp cho từng vùng sinh thái, từng tỉnh, thực hiện thâm canh và
tăng vụ, bố trí thời vụ hợp lý.
Sự ổn định, gia tăng năng suất và sản lượng lúa còn phải kể đến thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, điều này liên quan đến cơ cấu mùa vụ, thời vụ và cơ cấu giống để đảm bảo chắc chắn rằng trong từng thời điểm trong năm sẽ có số lượng lúa gạo ổn định. Ngoài ra, sự gia tăng năng suất và sản lượng lúa còn là kết quả của việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch năng
suất giữa các cánh đồng, thửa ruộng và từng tiểu vùng. Như thế, lại đòi hỏi
phải mở rộng mô hình CĐML.
(2) XKG phải cân đốicả về lượng và giá trị
Năng lực sản xuất và XKG của Việt Nam vừa được ADB xếp vào vị trí
Pakistan và Mỹ, bởi 5 quốc gia này chiếm 87% thương mại gạo toàn cầu. Và
như chúng ta biết, đến cuối tháng 10/2012, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 1
về XKG, đẩy Thái Lan xuống vị trí thứ 2, Ấn Độ ở vị trí thứ 3. Năm 2013, Ấn Độ đã có cuộc vượt đuổi “ngoạn mục” vươn lên vị trí số 1 về XKG trên Thái Lan và Việt Nam.
Đạt được vị trí trên là nhờ ngành lúa gạo ĐBSCL/Việt Nam phát triển
tốt nhiều mặt cả về diện tích, lẫn phương thức canh tác, năng suất và hiệu quả
hoạt động điều hành XKG. Song hiện nay năng lực cạnh tranh của gạo ĐBSCL/Việt Nam vẫn còn thấp, còn thua về giá trị thương phẩm so với gạo
của Thái Lan, vì thế mức giá trung bình bán trên thị trường nhìn chung là thấp hơn của Thái Lan, do đó, xuất khẩu với khối lượng lớn, nhưng kim ngạch thu
về nhỏ. Đó là nghịch lý và là sự biểu hiện không bền vững về mặt kinh tế
trong hoạt động XKG.
Lời giải cho bài toán cân đối cả về khối lượng gạo và kim ngạch XKG,
có thể là: xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để khẳng định giá trị hạt gạo (như đã nói ở trên); tăng đầu tư khoa học - kỹ thuật, cho lai tạo giống tốt cho
nông dân; bên cạnh đó, ngành lúa gạo không nên cho yếu tố tài nguyên đất, nước, lao động nhiều, giá rẻ là những lợi thế so sánh nữa, mà phải nâng cao
yếu tố tri thức trong hoạt động sản xuất và quản lý; và vị trí số 1 hay 2, 3 về
XKG không quan trọng, vấn đề có tiêu thụ được gạo cho nông dân không? Lợi
ích của nông dân và an ninh lương thực quốc gia có được đảm bảo hay không?.