Các nước xuất khẩu gạo và nhập khẩu gạo đang có sự thay đổi chính sách đối với mặt hàng này

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 128 - 130)

19 Thịt cừu, dê 10

4.1.1.3. Các nước xuất khẩu gạo và nhập khẩu gạo đang có sự thay đổi chính sách đối với mặt hàng này

đổi chính sách đối với mặt hàng này

Tại Hội thảo: “Nâng cao giá trị gạo của Việt Nam” do Thời báo kinh tế

Việt Nam phối hợp với VFA, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12/9/2013, Ông Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết:

những năm gần đây nhiều nước sản xuất gạo đã có những thay đổi quan trọng

về chính sách đối với mặt hàng này. Một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ... đã dùng ngân sách lớn để mua gạo giá cao cho nông dân.

Một số nước tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác

nên gạo đạt chất lượng cao hoặc tận dụng ưu thế về vị trí địa lý gần thị trường

tiêu thụ, cước vận tải thấp... để dành ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Chẳng

hạn, tại khu vực thị trường châu Phi, gạo Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh

gay gắt của gạo giá rẻ Ấn Độ và Thái Lan. Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và châu Phi xa hơn so với Ấn Độ, nên chi phí vận chuyển cao hơn, trong khi đó chi phí vận chuyển của Ấn Độ thấp, nên họ sẵn sàng bán gạo cấp thấp với

giá thấp hơn của Việt Nam từ 30-40 USD/tấn; còn đối với Thái Lan là việc đẩy mạnh bán gạo tồn kho và có thể áp dụng các biện pháp linh hoạt như hạ

giá thành GXK hoặc bán trả chậm. Thái Lan, trong những tháng đầu năm 2014, đang làm mưa làm gió trên thị trường châu Phi, khi bán trên 1 triệu tấn

gạo với giá rẻ nhất, thấp hơn gạo Việt từ 5-10 USD/tấn.

Trong khi đó, các nước nhập khẩu gạo lại thực hiện điều chỉnh chính sách theo hướng nâng cao khả năng tự túc lương thực, đa dạng hóa nguồn

gạo nhập khẩu, chỉ nhập đủ dùng, không tăng lượng gạo tồn kho và quan sát thị trường để tìm cơ hội nhập khẩu gạo với giá có lợi nhất. Ví như, Indonesia, Malaysia, Philippines năm 2013, do gia tăng sản lượng lúa gạo

nội địa, nên các thị trường truyền thống nhập gạo của Việt Nam đang có xu hướng hạn chế nhập khẩu.

Theo báo congthuong.com.vn, từ vị trí thứ 3 thế giới về lượng gạo nhập

từ Việt Nam, năm 2013, Indonesia tụt xuống thứ 7 với 146.753 tấn, trị giá

85,7 triệu USD (11 tháng đầu năm), giảm 81,4% về khối lượng so với năm

2012. Cũng như vậy, Philippines từ vị trí thứ 2 tụt xuống vị trí thứ 5 trong năm 2013, với 362.043 tấn, mua của Việt Nam, trị giá 160,66 triệu USD (11

tháng đầu năm), giảm 67% về khối lượng, và giảm 65,71% về giá trị so với

cùng kỳ năm 2012. Malaysia tiếp tục là khách hàng lớn thứ 3 của Việt Nam, nhưng lượng gạo nước này mua trong năm 2013 chỉ đạt 453.240 tấn, trị giá

225,5 triệu USD (11 tháng đầu năm) giảm 39,05% về khối lượng và 42,49% về giá trị so cùng kỳ năm 2012.

Sức cạnh tranh của các tập đoàn thương mại hàng hóa ngày càng lớn

trong kinh doanh gạo toàn cầu

Thương mại gạo toàn cầu không chỉ là sân chơi của riêng các tập đoàn

đến từ Âu Mỹ mà đã và đang hình thành các tập đoàn xuất phát từ Ấn Độ và

Thái Lan vươn lên tầm toàn cầu nhưAsia Golden Rice, Capital Rice Co Ltd của Thái Lan hay như Churchagate của Ấn Độ. Như vậy trong tiến trình Ấn Độ và

Thái Lan để vươn lên trở thành các cường quốc XKG, sự tích tụ tư bản và kinh nghiệm thương trường là tiền đề để hình thành các doanh nghiệp có năng lực

cạnh tranh và phạm vi vươn ra khỏi tầm quốc gia để gia nhập cuộc chơi toàn cầu

hóa. Cũng có thể nói rằng các tập đoàn này không còn thuộc sở hữu của một

quốc gia cụ thể nào nữa khi quá trình tập trung vốn hóa được đầu tư bởi nhiều

quỹ đến từ nhiều nơi trên thế giới và khả năng dịch chuyển kinh doanh trên nhiều quốc gia. Khi quốc gia nào mà có biến động về chính sách thì họ sẽ

chuyển các nguồn lực kinh doanh sang những nơi thuận lợi hơn. Đó là ví dụ của

Asia Golden Rice Co Ltd của Thái Lan đang đầu tư nhà máy chế biến sang Campuchia để lấy nguyên liệu ở nước này phục vụ cho xuất khẩu [21, tr.104].

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện việt nam là thành viên của WTO (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)