Tình hình nợ xấu của DNNVV

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 90)

5. Kết cấu của đề tài

3.5.2. Tình hình nợ xấu của DNNVV

Bảng 3.21: Nợ xấu cho vay DNNVV

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Dƣ nợ cho vay DNNVV 1,000.6 100 1,266.4 100 1,397.6 100 Nhóm 1 957.4 95.7 1,036.9 81.9 1076.6 77.0 Nhóm 2 26.0 2.6 218.6 17.3 303.4 21.7 Nhóm 3 8.3 0.8 0 0.0 8.8 0.6 Nhóm 4 4.4 0.4 4.3 0.3 0 0.0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhóm 5 4.5 0.4 6.6 0.5 8.8 0.6

II. Nợ xấu 17.2 1.7 10.9 0.9 17.6 1.3

Nguồn: (Dữ liệu trên hệ thống quản lý dữ liệu của Agribank)

Khi phân tích tình hình và chất lƣợng cho vay DNNVV thì cần phải nghiên cứu nợ xấu của khối doanh nghiệp này. Nếu nhƣ chỉ mở rộng cho vay là một mặt tích cực của vấn đề thì tình hình nợ xấu sẽ phản ánh mặt kia của vấn đề đó. Nếu muốn xét chất lƣợng cho vay thì ta cần phải quan tâm tới mọi mặt kể cả tích cực lẫn tiêu cực, có nhƣ vậy mới đánh giá toàn diện vấn đề.

Qua biểu số liệu phân loại nợ của ngân hàng trong những năm qua ta thấy có sự biến động. Nợ xấu năm 2010 chiếm 1,7% trong tổng dƣ nợ cho vay DNNVV. Năm 2011 nợ xấu cho vay DNNVV chiếm tỷ lệ 0,9% trong tổng dƣ nợ cho vay DNNVV, tỷ lệ này giảm hơn so với năm 2010 xét về số tƣơng đối và số tuyệt đối. Năm 2012 thì tổng số nợ xấu cho vay DNNVV tăng hơn 2011 về cả mặt số lƣợng và tỷ lệ %, nợ xấu năm 2012 chiếm 1,3% (tỉ lệ này quy định tối thiểu tại các ngân hàng là <3%/tổng dƣ nợ) trong tổng dƣ nợ cho vay DNNVV, tỷ lệ này cao hơn so với năm 2011, nhƣng vẫn nằm trong kế hoạch mà chi nhánh đƣợc giao từ đầu năm, điều này cho thấy năm 2012 do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của một số khách hàng, một số doanh nghiệp khó khăn về tài chính, dẫn đến chậm trả nợ cho ngân hàng, buộc ngân hàng phải chuyển sang nợ xấu. Nhìn chung nợ xấu, nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, điều này cho thấy việc mở rộng cho vay DNNVV ngoài quốc doanh còn cần phải chú ý, xem xét nhiều khi cho vay các phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ của loại hình kinh tế này để nâng cao hơn chất lƣợng cho vay DNNVV.

Qua bảng số liệu ta thấy nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ lệ khá cao. Ngân hàng phải chú ý tới nhóm nợ này vì độ rủi ro của nó đối với ngân hàng là lớn nhất, ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cũng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Tập trung thu hồi nợ gốc, nợ lãi, thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng đối vớ những doanh nghiệp phát sinh nợ xấu. Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nƣớc và quy định của cấp trên.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 90)