Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Việt Nam nó

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 70)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Việt Nam nó

tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói riêng

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Agribank có những dấu mốc lịch sử về tên gọi, sự kiện và thành tựu: Thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam; Năm 1990, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; Năm 1991, triển khai cho vay kinh tế hộ trên diện rộng theo Chỉ thị số 202/CT ngày 28 tháng 6 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng; Năm 1995, đề xuất thành lập Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách xã hội, tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; Năm 1996, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Năm 2003, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; Năm 2006, đạt giải thƣởng Sao vàng đất Việt; Năm 2007, đƣợc Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc xếp hạng là Doanh nghiệp số 1 Việt Nam; Năm 2008, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trao tặng Huân chƣơng Độc lập hạng Nhì, đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn châu Á - Thái Bình Dƣơng; Năm 2009, khai trƣơng hệ thống CoreBanking, kết nối trực tuyến toàn bộ 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong cả nƣớc; Năm 2010, Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, mở Chi nhánh tại Campuchia; Năm 2011, chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu; Năm 2012-2013, xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại Agribank giai đoạn 2011 - 2015 và đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Ba.

Nghị định 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng về việc thành lập các ngân hàng đó ghi dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp đổi mới hoạt động toàn ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng Việt Nam. Và ngày 26/03/1988 Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam (NHPTNN) đƣợc thành lập theo quyết định của hội đồng bộ trƣởng.

Ba tháng sau ngày 30/06/1988, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Bắc Thái (tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên) đƣợc thành lập theo quyết định số 54/NH_QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Và chính thức khai trƣơng ngày 1/9/1988. Sau khi tỉnh Bắc Thái đƣợc tách thành 2 tỉnh là Thái Nguyên và Bắc Kạn, ngày 16/12/1996, Tổng giám đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số 515/NHNo-02 về việc giải thể Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Thái, thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên chính thức đƣợc mang tên đó cho tới bây giờ.

Thực hiện phƣơng châm “Đi vay để cho vay”, xác định công tác nguồn vốn có tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, Agribank Thái Nguyên đã thực hiện nhiều biện pháp huy động nguồn vốn. Kết quả huy động nguồn vốn tăng trƣởng cao qua các năm. Năm 1991 nguồn vốn huy động đạt 26,7 tỷ; năm 1995 đạt 138 tỷ, năm 2000 đạt 412,6 tỷ, năm 2005 đạt 1.042 tỷ, năm 2007 đạt 1.586,1 tỷ, đến 28/02/2013 đạt 4.979 tỷ đồng, tăng so với khi thành lập 1.509 lần với số khách hàng gửi tiền: 111.840 khách hàng.

Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã cho vay đối với các thành phần kinh tế với doanh số 30.870 tỷ đồng, dƣ nợ tăng trƣởng nhanh với tốc độ năm sau cao hơn năm trƣớc cụ thể nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm

Nguồn: (Dữ liệu trên hệ thống quản lý dữ liệu của Agribank)

Thực hiện tốt vai trò chủ lực về vốn trong lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân. Vốn của Agribank đã đến tất cả các xã phƣờng trong toàn tỉnh kể cả các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng. Với doanh số cho vay 30.870 tỷ đồng Agribank đã đầu tƣ cho các thành phần kinh tế trong đó chủ yếu là cho vay các hộ gia đình để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, các chi phí sản xuất trồng trọt, chăn nuôi nhƣ: Cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Cho vay thực hiện các chƣơng trình kinh tế của tỉnh đã cho vay trồng mới chè, cải tạo thâm canh chè, trồng mới cây ăn quả, cho vay trạm biến thế điện, đƣờng dây hạ thế và đƣờng dây dẫn điện phục vụ cho hàng chục ngàn hộ dân có điện để sản xuất và sinh hoạt. Cho vay cứng hoá kênh mƣơng nội đồng, xây dựng trƣờng học, nhà văn hoá xóm, đƣờng giao thông nông thôn. Cho vay các phƣơng tiện để sản xuất, sinh hoạt, lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Agribank đã giảm lãi suất cho vay 15% đối với các hộ ở khu vực II và 30% đối với các hộ ở khu vực III, tổng số tiền lãi đã giảm là 24.838 triệu đồng.

Chính sách tín dụng cho Nông nghiệp và Nông thôn thông qua việc thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, Nghị định 41/NĐ-CP của Chính phủ, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã góp phần đƣa các nghị quyết của Đảng về chính sách “Tam Nông” đến với nhân dân, tạo dựng đƣợc hình ảnh của Agribank đối với ngƣời

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 1991 1995 2000 2005 2007 2012 15.2 144.8 274.9 1238.2 1787.0 4082.0 (Tỷ đồng) Dư nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dân,gây dựng đƣợc niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Ngoài việc thực hiện chính sách tín dụng cho Nông nghiệp và Nông thôn, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn tích cực đầu tƣ vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các công trình trọng điểm của đất nƣớc, của địa phƣơng nhƣ: Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy xi măng Quang Sơn, dây chuyền cán thép 300.000 tấn/năm của Công ty Gang thép Thái nguyên, nhà máy cán thép Thái Trung, nhà máy kẽm điện phân, dây truyền sản xuất gạch Ceramic…

Bên cạnh việc cho vay vốn của Agribank, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn làm tốt vai trò giải ngân cho Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo, tổng doanh số cho vay (từ tháng 12/1995 đến khi bàn giao sang NHCSXH) 350,1 tỷ đồng. Dƣ nợ đƣợc bàn giao cho Ngân hàng Chính sách - Xã hội là 119.870 triệu đồng với 51.155 khách hàng. Qua đó đã góp phần tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo từng bƣớc thay đổi bộ mặt của nông dân, nông thôn.

3.2.2. Các sản phẩm dịch vụ thanh toán, nghiệp vụ tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hiện đang cung cấp cho DNNVV

Phát triển DNNVV đang là vấn đề Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, đƣợc coi nhƣ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta. Các DNNVV đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực tăng trƣởng kinh tế của nền kinh tế. Việc phát triển DNNVV sẽ góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trƣởng GDP của đất nƣớc, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, theo điều tra của Cục phát triển DNNVV thì chỉ có 32% các DNNVV có khả năng tiếp cận đƣợc với vốn tín dụng ngân hàng, còn lại các DNNVV rất khó hoặc không có thể tiếp cận đƣợc với vốn vay. Điều đó cho thấy việc mở rộng cho vay đối với các DNNVV là cơ hội và cũng là những thách thức đối với các NHTM.

Thấy đƣợc vai trò của DNNVV, Agribank Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã nghiên cứu đƣa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với loại hình đối tƣợng trên nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Agribank hỗ trợ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bù đắp thiếu hụt tài chính đối với quý khách hàng là doanh nghiệp nhà nƣớc, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty hợp danh và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự.

- Doanh nghiệp trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài có thể sử dụng dịch vụ "bảo lãnh" của Agribank để đƣợc trả nợ thay trong trƣờng hợp quý khách hàng không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay.

- Agribank hỗ trợ mua lại các khoản phải thu phát sinh từ mua bán hàng hóa theo thỏa thuận hợp đồng đối với quý khách hàng là tổ chức kinh tế cung ứng hàng hóa và đƣợc thụ hƣởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.

- Agribank nhận chiết khấu, tái chiết khấu "trái phiếu phát hành theo quy định của Nhà nƣớc" của chủ sở hữu là doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam hoặc nƣớc ngoài.

- Agribank cung cấp dịch vụ cung ứng séc trắng cho quý khách hàng doanh nghiệp có yêu cầu và đáp ứng các điều kiện khi sử dụng séc. Quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ cung ứng séc của Agribank có thể củng cố khả năng thanh toán của tờ séc, tăng tính bảo đảm của khoản thanh toán bằng cách yêu cầu Agribank bảo chi cho tờ séc.

- Thanh toán biên mậu: đây là một trong những hình thức chuyển tiền biên mậu khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc hoặc Việt Nam - Lào mà quý khách hàng doanh nghiệp có thể sử dụng cho các mục đích: thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, đầu tƣ, chuyển vốn, trả phí, du học…

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 70)