Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.3.Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng

Tín dụng thƣơng mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp đƣợc thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, trong đó ngƣời cho vay là ngƣời bán chịu hàng hoá vì đã chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng lƣợng giá trị hàng hoá bán chịu cho ngƣời mua. Ngƣợc lại, thay vì việc trả tiền ngay, ngƣời mua đƣợc sử dụng số hàng đó một thời gian nhất định phụ thuộc vào thời gian bán chịu.

Việc xuất hiện quan hệ tín dụng thƣơng mại là tất yếu vì sự cách biệt giữa thời gian tiêu thụ và thời gian sản xuất, làm cho có doanh nghiệp có hàng muốn bán nhƣng chƣa cần tiền ngay, trong khi có doanh nghiệp cần hàng nhƣng chƣa tiêu thụ đƣợc sản phẩm. Quan hệ mua bán chịu cho phép giải quyết đƣợc mâu thuẫn này và thoả mãn nhu cầu của hai phía.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng gián tiếp mà ngƣời tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tƣ vốn vào các chủ thể có nhu cầu về vốn. Khác với hình thức tín dụng trực tiếp, nguồn vốn của tín dụng ngân hàng là nguồn vốn huy động của xã hội với khối lƣợng và thời hạn khác nhau, do đó nó có thể thoã mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lƣợng cũng nhƣ thời hạn và mục đích sử dụng. Vì nguồn vốn huy động có tính chất nhàn rỗi tạm thời nên tín dụng ngân hàng chủ yếu đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn.

Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các DNNVV bởi chúng không đủ điều kiện để tham gia vào các thị trƣờng vốn trực tiếp. Cao hơn thế, khả năng cung ứng vốn của tín dụng ngân hàng còn góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cƣờng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Tín dụng Nhà nƣớc là quan hệ tín dụng đƣợc thực hiện dƣới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật giữa một bên là Nhà nƣớc và một bên là các chủ thể kinh tế khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong xã hội. Trong đó Nhà nƣớc là ngƣời đi vay bằng cách phát hành trái phiếu và tín phiếu, tuỳ theo tính chất thiếu hụt của Ngân sách. Ngƣời mua các chứng khoán này là ngƣời cho nhà nƣớc vay bao gồm: Các hộ gia đình, các ngân hàng và các định chế phi ngân hàng, ngân hàng trung ƣơng hoặc các tổ chức nƣớc ngoài.

Tín dụng doanh nghiệp là quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp và công chúng. Quan hệ vay mƣợn này đƣợc thể hiện dƣới hai hình thức hoàn toàn khác nhau:

Quan hệ tín dụng tiêu dùng là tín dụng đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Trong đó các tổ chức thƣơng nghiệp lớn là ngƣời cho khách hàng của mình vay bằng cách cho phép họ sử dụng một khối lƣợng hàng hoá tiêu dùng nhất định mà không phải trả tiền trong một thời gian nhất định.

Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và công chúng với tƣ cách là ngƣời tiết kiệm, trong mối quan hệ này, các doanh nghiệp là ngƣời có nhu cầu đầu tƣ, huy động vốn trực tiếp bằng cách phát hành các loại trái phiếu trên thị trƣờng vốn. ngƣời mua trái phiếu là ngƣời cho vay. Đây là quan hệ chuyển nhƣợng vốn trực tiếp, đóng một vai trò quan trọng trong việc cung ứng các khoản vốn trung và dài hạn cho nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp và nền kinh tế.

1.4.4. Các nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng

1.4.4.1 Các nguyên tắc cấp tín dụng

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; Một khách hàng khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng thì trên hợp đồng phải ghi rõ vay vốn để sử dụng vào mục đích gì. Trong quá trình vay vốn, cán bộ ngân hàng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng xem có đúng với mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng có quyền chấm dứt cho vay và thu hồi vốn trƣớc hạn…

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

1.4.4.2 Các điều kiện cấp tín dụng

- Đối với doanh nghiệp: Có tƣ cách pháp nhân theo quy định

- Đối với hộ sản xuất, cá nhân: Có năng lực pháp luật dân sự, có hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Ngân hàng nông nghiệp không cho vay để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi; để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo thời gian cam kết; có vốn tự có tham gia vào phƣơng án, dự án; kinh doanh có hiệu quả; không có nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tại ngân hàng. Kết quả kinh doanh có hiệu quả, có lãi; Trƣờng hợp lỗ (do mới thành lập và đi vào hoạt động hoặc lỗ luỹ kế) thì phải có tài liệu chứng minh đƣợc phƣơng án khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ.

- Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hƣớng dẫn cụ thể của mỗi ngân hàng thƣơng mại.

1.4.5. Quy trình cấp tín dụng của hệ thống NHTM

Quy trình cấp tín dụng (hay còn gọi là quy trình cho vay) là trình tự các bƣớc cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay diễn ra một cách thống nhất và khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định ngƣời thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay.

Các NHTM đều xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều giai đoạn khách nhau với kết quả cụ thể của từng giai đoạn. Việc xây dựng quy trình cho vay tùy thuộc vào nhiều yếu nhƣ: khả năng tổ chức quản lý, đặc điểm khách hàng..., tuy nhiên chúng đều có những công việc chính không thể bỏ qua.

Trong quy trình cho vay, kết quả của giai đoạn trƣớc luôn là tiền đề để thực hiện các giai đoạn tiếp theo, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc của các giai đoạn sau. Trong thực tế, tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà các giai đoạn của quy trình cho vay có thể đƣợc áp dụng một cách linh hoạt tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 1.1. Quy trình cấp tín dụngcủa hệ thống NHTM ở Việt Nam

Nguồn: Quy định cho vay đối với khách hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN

PHÊ DUYỆT  Cán bộ quản trị rủi ro  Giám đốc/Tổng giám đốc Xác định thị trƣờng và các thị trƣờng mục tiêu NHU CẦU KHÁCH HÀNG THẨM ĐỊNH THƢƠNG LƢỢNG

 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tìm hiểu triển vọng

 Tham khảo ý kiến bên ngoài  Mục đích vay  HĐKD  Quản lý  Số liệu  Kỳ hạn  Thanh toán  Các điều khoản

 Bảo đảm tiền vay  Các vấn đềkhác GIẢI NGÂN  Thủ tục hồ sơ hoàn tất  Chuyển tiền THỦ TỤC HỒ SƠ  Dự thảo hợp đồng  Xem xét hồ sơ

 Kiểm tra tài sản bảo đảm

 Miễn bỏ giấy tờ pháp lý  Các vấn đề khác TỔN THẤT  Không trả nợ gốc  Không trả nợ lãi THANH TOÁN  Trả đủ gốc  Trả đủ lãi  Nhận biết sớm  Chính sách xử lý  Quản lý

 Dấu hiệu cảnh báo

 Cố gắng thu hồi nợ

 Biện pháp pháp lý

 Tái cơ cấu

QUẢN LÝ TÍN DỤNG

 Số liệu

 Các điều khoản

 Bảo đảm tiền vay

 Thanh toán  Đánh giá tín dụng

Trả nợ đúng hạn Dấu hiệu bất thƣờng

ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG

THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN

ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 43)