Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 119)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nƣớc, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình phát triển DNNVV và các thông tin đƣợc công bố từ các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nƣớc.

- Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc, Ban quản lý các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Phƣơng pháp quan sát trực tiếp

Đây là phƣơng pháp rất sinh động và thực tế. Tác giả có thêm các thông tin tại địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn các doanh nghiệp thông qua ghi chép lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan.

- Mục tiêu của hoạt động điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực hiện nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến hiệu quả sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô phát triển của doanh nghiệp; đời sống của cán bộ công nhân viên, ngƣời lao động trong các doanh nghiệp, chính sách và thủ tục hành chính để thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tỉnh Thái Nguyên; Từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân viên ngƣời lao động trong doanh nghiệp để đánh giá đƣợc thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ trong tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và ạt động trong lĩnh vực của tỉnh.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, phân tổ thống kê... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phƣơng pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian.

Đƣợc áp dụng để so sánh hiệu quả, tác dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa với Kinh tế xã hội; so sánh giữa các Ngân hàng Thƣơng mại trên địa bàn Thái Nguyên để đƣa ra những giải pháp cho phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong kinh doanh; đánh giá những đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế của Tỉnh.

- Phƣơng pháp bảng cân đối: Dƣ nợ cuối kỳ = Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ tăng trong kỳ - Dƣ nợ đã thanh toán trong kỳ - Phƣơng pháp tƣơng quan phân tích mối quan hệ giữa tốc độ phát triển của DN và tốc độ vay vốn tín dụng của các DNNVV. Khi doanh nghiệp kinh doanh đã đi vào ổn định về mọi điều kiện hoạt động đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiếp theo. Các Doanh nghiệp luôn hƣớng tới Ngân hàng để bù đắp một phần vốn mình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đang thiếu hụt trong kinh doanh hay trong đầu tƣ. Khi đó Ngân hàng sẽ dùng nhiều phƣơng pháp để phân tích rồi đi đến quyết định đầu tƣ. Với nguồn vốn Ngân hàng luôn tạo đà cho Doanh nghiệp phát triển có hiệu quả và bền vững nhất là các DNNVV thì nguồn vốn này luôn đƣợc ƣu tiên.

Đối với mục tiêu phân tích, đánh giá mức độ hài lòng đối với doanh nghiệp của nhân viên: phƣơng pháp phân tích, quan sát, và phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thoả mãn của nhân viên. Trong đó phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụng để ghi nhận các hành vi, thái độ, chính kiến của nhân viên trong quá trình hoạt động làm việc trong ngân hàng, kết quả thu đƣợc phối hợp với các kết quả thu đƣợc của các phƣơng pháp khác (điều tra, phân tích số liệu thống kê,...) làm cơ sở để đƣa ra các nhận xét, kết luận.

2.2.4. Chọn điểm nghiên cứu

Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thái Nguyên và Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên vì:

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có Ngân hàng nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; 02 ngân hàng phục vụ các chính sách xã hội và cấp tín dụng đầu tƣ cho các dự án của nhà nƣớc là Ngân hàng Chính sách - Xã hội và Ngân hàng phát triển khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên; 03 NHTM nhà nƣớc là Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Vietinbank Thái Nguyên, BIDV Thái Nguyên; 11 NHTM Cổ phần chi nhánh Thái Nguyên bao gồm Quốc tế, An Bình, Việt Nam Thịnh Vƣợng, Kỹ Thƣơng, Nam Việt, Quân Đội, Đông Á, Á Châu, Hàng Hải, Sài Gòn Thƣơng Tín và Đông Nam Á. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có rất nhiều Chi nhánh ngân hàng loại II, loại III; Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Quỹ tín dụng nhân dân. Trong số các tổ chức tín dụng trên thì Agribank Thái Nguyên là ngân hàng lớn nhất trên địa bàn chiếm gần 40% thị phần hoạt động, với mạng lƣới các chi nhánh trực thuộc và phòng giao dịch rộng khắp tới tận các xã, huyện thị trong tỉnh.

2.2.5. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hƣởng tới hoạt động phát triển vốn tín dụng tại Agribank Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Môi trƣờng kinh tế vĩ mô, môi trƣờng pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý, yếu tố tâm lý. Các yếu tố bên trong gồm Khoa học và công nghệ, yếu tố con ngƣời, hoạt động chung của ngân hàng. Các yếu tố có mối quan hệ khăng khít với nhau trong một hệ thống động.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phát triển tín dụng đối với DNNVV theo chiều rộng

- Sự gia tăng về số lƣợng khách hàng

Gia tăng số lƣợng khách hàng là việc làm tăng thêm số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng của các DNNVV. Để đánh giá mức độ mở rộng tín dụng đối với các DNNVV Ngân hàng thƣờng sử dụng hệ thông các chỉ tiêu:

+ Mức tăng về số lƣợng khách hàng Công thức: MSL = ST - ST-1

Trong đó: MSL mức tăng số lƣợng khách hàng là các DNNVV ST Số lƣợng khách hàng là DNNVV năm thứ t ST-1 Số lƣợng khách hàng là DNNVV năm thứ t-1

Đánh giá theo chỉ tiêu này thể hiện đƣợc mức độ tăng và tốc độ tăng của số lƣợng khách hàng là DNNVV tại một thời điểm nhất định so với thời điểm trƣớc đó. Mức độ tăng phản ánh tín dụng đƣợc mở rộng, tốc độ tăng thể hiện tín dụng đƣợc phát triển. + Mức tăng về tỷ trọng số lƣợng khách hàng là DNNVV Công thức: TTSL=S1/S × 100% Trong đó: TTSL: tỷ trọng khách hàng là DNNVV so với DNL. S1: Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng là các DNNVV của NH S: Tổng số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng

Đánh giá chỉ tiêu này cho ta thấy đƣợc số lƣợng khách hàng là DNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng mà ngân hàng đang phục vụ.

- Sự gia tăng về dƣ nợ tín dụng đối với các DNNVV

Dƣ nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định cho biết quy mô tín dụng của Ngân hàng tại thời điểm đó. Do vậy mức tăng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV cho biết quy mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này ở mức độ nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Các chỉ tiêu đánh giá: * Mức tăng dƣ nợ

Công thức: MDN = DNT - DNT-1

Trong đó:

MDN: Mức tăng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV. DNT: Dƣ nợ tín dụng năm T đối với DNNVV DNT-1: Dƣ nợ năm T-1 đối với DNNVV * Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng

Công thức: TLDN = MDN / DNT-1x100%

Trong đó: TLDN tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ so với năm trƣớc.

2.3.2. Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng DNNVV của NHTM

2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng DNNVV của NHTM

(1) Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ tích lũy

- Doanh số cho vay DNNVV: phản ánh quy mô của hoạt động tín dụng mà NHTM dành cho khách hàng vay là DNNVV, là tổng số tiền mà NHTM đƣa cho các khách hàng là DNNVV vay trong kỳ (tính cho ngày, tháng, quý, năm)

- Doanh số thu nợ DNNVV: phản ánh kết quả thu hồi nợ (gốc và lãi) của NHTM từ các khách hàng là DNNVV - Dƣ nợ tích lũy của DNNVV: Dƣ nợ cuối kỳ của DNNVV = Dƣ nợ đầu kỳ của DNNVV +

Doanh số cho vay DNNVV trong kỳ - Doanh số thu nợ DNNVV trong kỳ

(2) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng (tổng dư nợ và từng loại tín dụng)

(3) Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV trên tổng nguồn vốn huy động Tốc độ tăng

dƣ nợ DNNVV =

Dƣ nợ DNNVV kỳ này - Dƣ nợ DNNVV kỳ trƣớc (KH) Dƣnợ DNNVV kỳ trƣớc (kế hoạch)

Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV trên nguồn vốn huy động =

Tổng dƣ nợ DNNVV Tổng nguồn VHĐ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (4)Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV trên tổng tài sản (5) Tỷ trọng tín dụng DNNVV trên tổng dƣ nợ (6) Vòng quay vốn tín dụng DNNVV Vòng quay vốn tín dụng DNNVV = Doanh số thu nợ DNNVV Dƣ nợ bình quân DNNVV

Tỷ lệ này cho ta biết, trong một thời gian nhất định, vốn tín dụng DNNVV quay đƣợc bao nhiêu vòng. Tỷ lệ này càng lớn càng tốt vốn ngân hàng luôn mong muốn tốc độ luân chuyển vốn nhanh, nó chứng tỏ ngân hàng thu đƣợc nợ nhanh và ngân hàng lại có thể sử dụng khoản tiền này để cho doanh nghiệp khác vay, qua đó thu đƣợc nhiều tiền lãi, tức là làm gia tăng lợi nhuận. Mặt khác, doanh nghiệp trả đƣợc nợ trong khoảng thời gian ngắn có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, việc sản xuất kinh doanh tốt.

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng

Nợ xấu của DNNVV là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi doanh nghiệp vay vốn không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Gia tăng nợ xấu là điều mà các ngân hàng không mong muốn vì nợ xấu phát sinh sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng nhƣ chi phí đòi nợ, chi phí xử lý tài sản bảo đảm… Chỉ tiêu này thƣờng đƣợc ngân hàng xác định vào một thời điểm nhất định, thƣờng vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.

Nợ xấu * Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dƣ nợ Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV Trên tổng tài sản = Tổng dƣ nợ tín dụng DNNVV Tổng tài sản Tỷ trọng Tín dụng DNNVV = Dƣ nợ tín dụng DNNVV Tổng dƣ nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng đang gặp khó khăn. Cụ thể ngân hàng có nguy cơ mất vốn, khả năng thanh toán lợi nhuận của ngân hàng suy giảm. Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2 - 5%, một tỷ lệ chấp nhận đƣợc.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ của các NHTM đƣợc chia thành 5 nhóm: với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu.

Tỷ lệ trích lập dự phòng nhƣ sau:

Nợ nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn: 0%

Nợ nhóm 2 Nợ cần chú ý 5%

Nợ nhóm 3 Nợ dƣới tiêu chuẩn 20%

Nợ nhóm 4 Nợ nghi ngờ 50%

Nợ nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định cũng phản ánh chất lƣợng của hoạt động cho vay DNNVV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV trên địa bàn Thái Nguyên

3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến phát triển DNNVV ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du phía Bắc với diện tích tự nhiên 3.541.1 km2, dân số trung bình 1.235.400 ngƣời (năm 2010), có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã. Thái Nguyên là một trong những trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của vùng trung du miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là cầu nối giữa đồng bằng và miền núi, vùng đất thủ phủ cho vùng rừng núi Việt Bắc. Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Địa hình: Thái nguyên có địa hình đặc trƣng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp.

- Khí hậu: Có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.

- Tài nguyên khoáng sản: Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng, Thái Nguyên hiện có 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở Đại Từ, Phú Lƣơng, Võ Nhai…

- Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có danh lam thắng cảnh tự nhiên nhƣ Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, hang Thần Sa, Chùa Hang, núi Văn, núi Võ; có khu di tích lịch sử ATK Việt Bắc, Bảo tàng văn hoá dân tộc Việt Bắc,....

Từ những điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh là tiềm năng to lớn tạo cho Thái Nguyên một lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng và xuất khẩu. Để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn có nhiều sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh cao trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp và đảm bảo nền kinh tế của tỉnh đủ sức để hội nhập kinh tế Quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Thực trạng về số lượng

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và sau đó là Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo nên bƣớc đột phá trong việc mở rộng quyền tự do kinh doanh, rút ngắn thời gian gia nhập thị trƣờng và sát hơn với luật pháp quốc tế.

Kết quả là số lƣợng doanh nghiệp mới đƣợc thành lập trong những năm qua đã gia tăng mạnh mẽ. Đến hết tháng 12 năm 2011, toàn quốc đã có gần 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động.

Còn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, từ số lƣợng 366 doanh nghiệp năm 2000 trong đó hầu hết là DNNVV, đến năm 2005 Thái Nguyên đã có 1.556 DNNVV trên tổng số 1.635

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)