5. Kết cấu của đề tài
4.3.1. Kiến nghị với tỉnh và ban ngành trên địa bàn Thái Nguyên
- Tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành kinh tế, trong đó xác định một số ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực cần tập trung phát triển để chuyển dịch cơ cấu các ngành cho phù hợp định hƣớng nâng tỷ trọng các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, có hàm lƣợng chất xám và giá trị gia tăng cao... Đề nghị UBND tỉnh cho rà soát chỉnh sửa lại quy hoạch chi tiết các ngành đã xây dựng và bổ sung những ngành có thế mạnh của tỉnh, xây dựng chiến lƣợc phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển vùng, phát huy lợi thế của từng địa phƣơng phối hợp, hỗ trợ nhau vì mục tiêu phát triển toàn vùng.
- Tỉnh cần có biện pháp hữu hiệu để thành lập và đƣa quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV đi vào hoạt động. Một trong những khó khăn lớn nhất của các DNNVV là thiếu vốn nhƣng lại khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức và nguyên nhân chủ yếu là thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn. Do thiếu vốn nên các doanh nghiệp này không đủ khả năng tham gia sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề đòi hỏi tập trung vốn lớn và công nghệ cao. Để hỗ trợ các DNNVV Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg “V/v ban hành quy chế thành lập và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV” và tiếp sau là các văn bản sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế. Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đƣợc chủ động xem xét lựa chọn mô hình hoặc tổ chức đảm nhận điều hành quỹ đảm bảo nguyên tắc tận dụng đƣợc các điều kiện sẵn có về vật chất của các tổ chức tài chính địa phƣơng. Chính phủ ban hành nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp DNNVV; một trong những chính sách hỗ trợ mà Nghị định 56 đề cập đến là thành lập quỹ phát triển DNNVV.
Mặc dù những vƣớng mắc về quy định đã đƣợc tháo gỡ nhƣng việc thành lập quỹ lại vấp phải khó khăn là nguồn ngân sách của địa phƣơng rất hạn hẹp nên việc dành ra một lúc hàng chục tỷ đồng để thành lập quỹ là không dễ. Trong khi đó, do quỹ này là tổ chức tài chính hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên không thu hút đƣợc các doanh nghiệp tham gia góp vốn để thu lợi.
Do vậy, UBND tỉnh cần có chính sách cụ thể đối với các tổ chức tài chính trên địa bàn để tạo lập đƣợc quỹ nhằm hỗ trợ đối tƣợng khách hàng là DNNVV; một số lƣợng doanh nghiệp chiếm đa phần trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ hạ tầng các cụm công nghiệp để thu hút đầu tƣ, hỗ trợ các DNNVV không có khả năng thuê đất trong các khu công nghiệp tập trung. Phát triển hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp. Tỉnh cần co chính sách khuyến khích các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thành phần kinh tế đầu tƣ vốn vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực du lịch, văn hoá xã hội... nhất là lĩnh vực nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.
- Thái Nguyên có lợi thế phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, thép nên tỉnh cần tính toán xác định thế mạnh các ngành phụ trợ là các DNNVV để có kế hoạch tái cơ cấu hợp lý. Đẩy mạnh thực hiện chính sách nhà ở, đất đai, hoàn thành sớm quy hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính sách hỗ trợ khoa học kỹ thuật và phát triển thị trƣờng sản phẩm trên địa bàn cũng nhƣ thị trƣờng xuất khẩu.
- Đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trƣờng trong tỉnh là một lĩnh vực tỉnh phải quan tâm. Hiện nay Thái Nguyên có 6 Trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động. Tuy nhiên, tỉnh cần hƣớng việc đào tạo cho các trƣờng cũng nhƣ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có địa chỉ, theo đơn đặt hàng nhằm sử dụng một cách có hiệu quả tránh lãng phí nguồn nhân lực.
- Tạo dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh, các ban ngành của tỉnh cần thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, xây dựng quy chế, quy trình giải quyết công việc thông thoáng, nhanh gọn, hiệu quả.
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
NHNN là Ngân hàng của các Ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về hoạt động ngân hàng, điều hành và quản lý lƣu thông tiền tệ - tín dụng ngân hàng. Là cơ quan tham mƣu cho Chính phủ trong việc xây dƣng các văn bản pháp luật dƣới luật về tài chính quốc gia.
Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:
Thứ nhất, tiến hành hiện đại hoá ngành ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng, từng bƣớc quốc tế hoá các hoạt động ngân hàng để đƣa ngành ngân hàng Việt Nam hội nhập với thị trƣờng tiền tệ quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thƣơng mại phát triển hoạt động tín dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, NHNN cần tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm soát đối với các Ngân hàng thƣơng mại, xây dựng bộ máy thanh tra mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát hệ thống ngân hàng có hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất những rủi ro xảy ra. Đồng thời nâng cao trình độ quản trị tài chính ngân hàng cho các Ngân hàng thƣơng mại thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, khoá tập huấn, các thông tƣ hƣớng dẫn...
Thứ ba, nâng cao chất lƣợng công tác thông tin tín dụng. NHNN là cơ quan quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực tiền tệ và đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng. Do vậy NHNN phải tập trung nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của trung tâm cung cấp thông tin và phòng ngừa rủi ro CIC. Đảm bảo thông tin tài chính tín dụng đƣợc thu thập đầy đủ kịp thời, chính xác, cấp nhập với tình hình thực tế và kịp thời cung cấp cho các Ngân hàng thƣơng mại phục vụ cho các quyết định kinh doanh. Thực tế hiện nay trung tâm CIC chƣa phát huy hiệu quả hoạt động, thông tin thu thập còn thiếu tính hệ thống, chƣa cập nhật, chất lƣợng thông tin thu thập còn hạn chế. Do vậy thời gian tới NHNN cần có biện pháp giải quyết triệt để thực trạng này. Đồng thời NHNN cần có những chính sách khuyến khích thành lập và phát triển hoạt động của các trung tâm chuyên cung cấp thông tin tài chính nhằm củng cố hoàn thiện chất lƣợng thông tin tài chính quốc gia.
4.3.3. Kiến nghị với Agribank Việt Nam
Agribank Việt Nam là cơ quan chủ quản của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, cũng cần có các biện pháp phối hợp với Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế, đồng thời phát huy đƣợc những thế mạnh của chi nhánh để không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh.
Thứ nhất, Agribank Việt Nam cần thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của chƣơng trình hiện đại hoá hệ thống Agribank, đặc biệt quan tâm và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giao dịch viên và cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này có ảnh hƣởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thứ hai, Agribank Việt Nam thực hiện phối hợp chặt chẽ với NHNN tổ chức hiệu quả chƣơng trình thông tin tín dụng CIC, mở rộng và nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng giúp Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
Thứ ba, thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thao trao đổi kinh nghiệm công tác giữa các chi nhánh, khuyến khích ý kiến đóng góp xây dựng các chiến lƣợc phát triển cho tƣơng lai vì sự phát triển bền vững của hệ thống Agribank.
Trên cơ sở định hƣớng, lý luận và thực trạng chƣơng 3 đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm phát triển vốn tín dụng hỗ trợ đối với DNNVV ở Thái Nguyên. Một số các giải pháp nhƣ tăng cƣờng công tác huy động vốn, giải pháp điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với loại hình DNNVV, giải pháp ứng dụng và hoàn thiện phƣơng pháp tính điểm trong xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp... Trong đó, gói giải pháp điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình hoạt động của DNNVV là giải pháp cần đƣợc thực hiện ngay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng, nhanh chóng ổn định và phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN
Ngày nay xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang trở thanh xu thế tất yếu của thời đại, hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các nền kinh tế xích lại gần nhau hơn, mọi hoạt động của các doanh nghiệp không đơn lẻ mà nhu cầu hợp tác và cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt. Là một tỉnh có nền kinh tế phát triển chƣa cao nhƣ Thái Nguyên thì vấn đề nghiên cứu hỗ trợ DNNVV thông qua phát triển dịch vụ tín dụng của ngân hàng càng trở nên cần thiết. Toàn bộ nội dung trên đƣợc thể hiện trong luận văn. Điều đó thể hiện luận văn đã hoàn thành đƣợc các mục tiêu đặt ra và cũng là đóng góp của luận văn:
Thứ nhất, hệ thống, phân tích luận giải và làm rõ hơn một số nội dung cơ bản về tín dụng hỗ trợ DNNVV nhƣ vị trí, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế cũng nhƣ vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nền kinh tế tƣơng đồng trong khu vực để rút ra bài học kinh nghiệm cho Thái Nguyên trong việc phát triển vốn tín dụng hỗ trợ DNNVV.
Thứ ba, luận văn đã đánh giá chung thực trạng, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng hỗ trợ cho DNNVV ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và quá trình phát triển của DNNVV ở địa bàn để làm rõ thêm vấn đề phát triển tín dụng phục vụ sự phát triển của DNNVV ở Thái Nguyên. Đồng thời cũng qua phân tích, luận văn cũng nhận định, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thông qua hoạt động hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
Thứ tƣ, trên cơ sở những định hƣớng và những vấn đề lý luận luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DNNVV, các giải pháp huy động vốn thông qua hoạt động tín dụng đối với việc phát triển của doanh nghiệp. Để thực hiện hỗ trợ phát triển đƣợc các giải pháp này luận văn đã đề xuất kiến nghị với Chính phủ, ban ngành, với tỉnh... nhằm mục đích thực hiện hoàn chỉnh các giải pháp đã đƣợc đề xuất trong quá trình nghiên cứu.
Với năng lực của tác giả có hạn trong khi đề tài rộng nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong muốn đƣợc sự quan tâm, chia sẻ, đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu, những ai quan tâm đến lĩnh vực này để công trình nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn, có giá trị thực tiễn thật sự đóng góp một phần nhỏ vì sự phát triển của doanh nghiệp tỉnh nói riêng, Việt Nam nói chung cũng nhƣ Agribank Việt Nam trên con đƣờng hội nhập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các cam kết, thoả thuận của Chính phủ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, các Hiệp định song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam tham gia, với các nhà tài trợ…
2. Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê từ năm 2008- 2012. 3. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, NXB Thống kê, 2006.
4. Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo hoạt động thƣờng niên từ năm 2010-2012.
5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên,Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2010-2012.
6. Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá IX), ngày 18/3/2002 về việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân.
7. Nghị quyết Trung ƣơng 3 khoá IX về củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Kinh tế tập thể.
8. Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Thái Nguyên về việc xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2012.
9. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.
10. Marketing trong hoạt động ngân hàng Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, 2005.
11. Quyết định số 1231/QĐ-TTg, ngày 7 tháng 9 năm 2012.
12. Quyết định 94/2002/QĐ-CP ngày 17/7/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển kinh tế tƣ nhân.
13. Quyết định số 493/2005/QĐNHNN về phân loại nợ trong hệ thống ngân hàng. 14. Quyết định số 131/QĐ- TTg V/v hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay
vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh
15. Quyết định số 443/QĐ- TTg V/v hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn thực hiện đầu tƣ mới để phát triển sản suất kinh doanh.
16. Quyết định số 497/QĐ-TTg V/v hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. 17. Web: www.VnEconomy; www.sbv.gov.vn; www.VnMedia.vn;