Chỉ tiêu phát triển tín dụng đối với DNNVV theo chiều rộng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 119)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Chỉ tiêu phát triển tín dụng đối với DNNVV theo chiều rộng

- Sự gia tăng về số lƣợng khách hàng

Gia tăng số lƣợng khách hàng là việc làm tăng thêm số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng của các DNNVV. Để đánh giá mức độ mở rộng tín dụng đối với các DNNVV Ngân hàng thƣờng sử dụng hệ thông các chỉ tiêu:

+ Mức tăng về số lƣợng khách hàng Công thức: MSL = ST - ST-1

Trong đó: MSL mức tăng số lƣợng khách hàng là các DNNVV ST Số lƣợng khách hàng là DNNVV năm thứ t ST-1 Số lƣợng khách hàng là DNNVV năm thứ t-1

Đánh giá theo chỉ tiêu này thể hiện đƣợc mức độ tăng và tốc độ tăng của số lƣợng khách hàng là DNNVV tại một thời điểm nhất định so với thời điểm trƣớc đó. Mức độ tăng phản ánh tín dụng đƣợc mở rộng, tốc độ tăng thể hiện tín dụng đƣợc phát triển. + Mức tăng về tỷ trọng số lƣợng khách hàng là DNNVV Công thức: TTSL=S1/S × 100% Trong đó: TTSL: tỷ trọng khách hàng là DNNVV so với DNL. S1: Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng là các DNNVV của NH S: Tổng số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng

Đánh giá chỉ tiêu này cho ta thấy đƣợc số lƣợng khách hàng là DNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng mà ngân hàng đang phục vụ.

- Sự gia tăng về dƣ nợ tín dụng đối với các DNNVV

Dƣ nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định cho biết quy mô tín dụng của Ngân hàng tại thời điểm đó. Do vậy mức tăng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV cho biết quy mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này ở mức độ nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Các chỉ tiêu đánh giá: * Mức tăng dƣ nợ

Công thức: MDN = DNT - DNT-1

Trong đó:

MDN: Mức tăng dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV. DNT: Dƣ nợ tín dụng năm T đối với DNNVV DNT-1: Dƣ nợ năm T-1 đối với DNNVV * Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng

Công thức: TLDN = MDN / DNT-1x100%

Trong đó: TLDN tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ so với năm trƣớc.

2.3.2. Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng DNNVV của NHTM

2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng DNNVV của NHTM

(1) Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ tích lũy

- Doanh số cho vay DNNVV: phản ánh quy mô của hoạt động tín dụng mà NHTM dành cho khách hàng vay là DNNVV, là tổng số tiền mà NHTM đƣa cho các khách hàng là DNNVV vay trong kỳ (tính cho ngày, tháng, quý, năm)

- Doanh số thu nợ DNNVV: phản ánh kết quả thu hồi nợ (gốc và lãi) của NHTM từ các khách hàng là DNNVV - Dƣ nợ tích lũy của DNNVV: Dƣ nợ cuối kỳ của DNNVV = Dƣ nợ đầu kỳ của DNNVV +

Doanh số cho vay DNNVV trong kỳ - Doanh số thu nợ DNNVV trong kỳ

(2) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng (tổng dư nợ và từng loại tín dụng)

(3) Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV trên tổng nguồn vốn huy động Tốc độ tăng

dƣ nợ DNNVV =

Dƣ nợ DNNVV kỳ này - Dƣ nợ DNNVV kỳ trƣớc (KH) Dƣnợ DNNVV kỳ trƣớc (kế hoạch)

Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV trên nguồn vốn huy động =

Tổng dƣ nợ DNNVV Tổng nguồn VHĐ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (4)Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV trên tổng tài sản (5) Tỷ trọng tín dụng DNNVV trên tổng dƣ nợ (6) Vòng quay vốn tín dụng DNNVV Vòng quay vốn tín dụng DNNVV = Doanh số thu nợ DNNVV Dƣ nợ bình quân DNNVV

Tỷ lệ này cho ta biết, trong một thời gian nhất định, vốn tín dụng DNNVV quay đƣợc bao nhiêu vòng. Tỷ lệ này càng lớn càng tốt vốn ngân hàng luôn mong muốn tốc độ luân chuyển vốn nhanh, nó chứng tỏ ngân hàng thu đƣợc nợ nhanh và ngân hàng lại có thể sử dụng khoản tiền này để cho doanh nghiệp khác vay, qua đó thu đƣợc nhiều tiền lãi, tức là làm gia tăng lợi nhuận. Mặt khác, doanh nghiệp trả đƣợc nợ trong khoảng thời gian ngắn có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay có hiệu quả, việc sản xuất kinh doanh tốt.

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng

Nợ xấu của DNNVV là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi doanh nghiệp vay vốn không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Gia tăng nợ xấu là điều mà các ngân hàng không mong muốn vì nợ xấu phát sinh sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng nhƣ chi phí đòi nợ, chi phí xử lý tài sản bảo đảm… Chỉ tiêu này thƣờng đƣợc ngân hàng xác định vào một thời điểm nhất định, thƣờng vào cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm.

Nợ xấu * Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dƣ nợ Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV Trên tổng tài sản = Tổng dƣ nợ tín dụng DNNVV Tổng tài sản Tỷ trọng Tín dụng DNNVV = Dƣ nợ tín dụng DNNVV Tổng dƣ nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay DNNVV của ngân hàng đang gặp khó khăn. Cụ thể ngân hàng có nguy cơ mất vốn, khả năng thanh toán lợi nhuận của ngân hàng suy giảm. Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2 - 5%, một tỷ lệ chấp nhận đƣợc.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ của các NHTM đƣợc chia thành 5 nhóm: với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu.

Tỷ lệ trích lập dự phòng nhƣ sau:

Nợ nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn: 0%

Nợ nhóm 2 Nợ cần chú ý 5%

Nợ nhóm 3 Nợ dƣới tiêu chuẩn 20%

Nợ nhóm 4 Nợ nghi ngờ 50%

Nợ nhóm 5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng quy định cũng phản ánh chất lƣợng của hoạt động cho vay DNNVV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VỐN TÍN DỤNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV trên địa bàn Thái Nguyên

3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến phát triển DNNVV ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du phía Bắc với diện tích tự nhiên 3.541.1 km2, dân số trung bình 1.235.400 ngƣời (năm 2010), có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã. Thái Nguyên là một trong những trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của vùng trung du miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là cầu nối giữa đồng bằng và miền núi, vùng đất thủ phủ cho vùng rừng núi Việt Bắc. Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Địa hình: Thái nguyên có địa hình đặc trƣng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp.

- Khí hậu: Có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.

- Tài nguyên khoáng sản: Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng, Thái Nguyên hiện có 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở Đại Từ, Phú Lƣơng, Võ Nhai…

- Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có danh lam thắng cảnh tự nhiên nhƣ Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, hang Thần Sa, Chùa Hang, núi Văn, núi Võ; có khu di tích lịch sử ATK Việt Bắc, Bảo tàng văn hoá dân tộc Việt Bắc,....

Từ những điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh là tiềm năng to lớn tạo cho Thái Nguyên một lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng và xuất khẩu. Để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn có nhiều sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh cao trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp và đảm bảo nền kinh tế của tỉnh đủ sức để hội nhập kinh tế Quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Thực trạng về số lượng

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và sau đó là Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo nên bƣớc đột phá trong việc mở rộng quyền tự do kinh doanh, rút ngắn thời gian gia nhập thị trƣờng và sát hơn với luật pháp quốc tế.

Kết quả là số lƣợng doanh nghiệp mới đƣợc thành lập trong những năm qua đã gia tăng mạnh mẽ. Đến hết tháng 12 năm 2011, toàn quốc đã có gần 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động.

Còn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, từ số lƣợng 366 doanh nghiệp năm 2000 trong đó hầu hết là DNNVV, đến năm 2005 Thái Nguyên đã có 1.556 DNNVV trên tổng số 1.635 doanh nghiệp đã đăng ký. Đến hết năm 2012, tổng số doanh nghiệp trong tỉnh 3244 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 15,8 ngàn tỷ đồng.

Bảng 3.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên theo loại hình (tính đến thời điểm 31/12/2012)

Loại doanh nghiệp

Số lƣợng doanh nghiệp có đăng ký trên hệ thống ĐKKD Số lƣợng doanh nghiệp hiện đang hoạt động Tổng số vốn đăng ký (tỷ đồng) Công ty hợp danh 0 0 0 Công ty TNHH một thành viên 659 654 3.270,3

Doanh nghiệp tƣ nhân 1.043 997 4.586,2

Công ty cổ phần 815 812 4.060,0

Công ty TNHH hai thành viên 767 765 3.825,6

Doanh nghiệp nhà nƣớc 16 16 120,3

Tổng số 3.300 3.244 15.862,4

(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư) 3.1.2.2. Thực trạng về quy mô và cơ cấu doanh nghiệp

Thái Nguyên dƣới sự lãnh đạo, quản lý và điều hành của hệ thống chính trị, sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp, doanh nhân. Doanh nghiệp Thái Nguyên đã vƣợt qua khó khăn, thách thức đƣa tỉnh Thái Nguyên đứng trong hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngũ các tỉnh có tỷ trọng công nghiệp cao trong cơ cấu nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Trong 5 năm gần đây, số lƣợng doanh nghiệp doanh nghiệp đăng ký thành lập đạt tốc độ tăng bình quân 18-20% mỗi năm.

Bảng 3.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên theo mức vốn (tính đến thời điểm 31/12/2012)

Doanh nghiệp NVV theo mức vốn Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Dƣới 1 tỷ đồng Việt Nam 1.664 51,3

Mức vốn từ 1 đến dƣới 10 tỷ đồng Việt Nam (DN nhỏ) 1.217 37,5 Mức vốn từ 10 đến dƣới 20 tỷ đồng Việt Nam (DN nhỏ) 326 10,1 Mức vốn từ 20 đến dƣới 100 tỷ đồng Việt Nam (DN vừa) 37 1,1

Tổng số 3.244 100

(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Cho tới nay, Thái Nguyên mới đạt tỷ lệ 4 doanh nghiệp/1.000 ngƣời dân, thấp hơn tỷ lệ chung của Việt Nam là 5 doanh nghiệp/1.000 ngƣời dân (mức trung bình là 9- 10 DN/1.000 dân của nhiều nƣớc khác trong khu vực). Trong 4 năm từ 2009-2012 có 1.595 doanh nghiệp đƣợc thành lập, tăng gấp đôi so với cả giai đoạn trƣớc, trong đó DNNVV chiếm số lƣợng lớn.

Bảng 3.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đăng ký thành lập mới qua các năm (tính đến 31/12/2012)

Năm

DNNVV đăng ký kinh doanh thành lập mới

DNNVV đăng ký kinh doanh đang hoạt động

Số doanh nghiệp Vốn đăng ký (Tỷ đồng) Số doanh nghiệp Vốn đăng ký (Tỷ đồng)

1990 - 1999 187 987 24 103 200 - 2005 1.226 6.410 878 3.988 2006 - 2009 1.283 6.707 1.230 6.056 2010 498 2.604 492 2.228 2011 371 1.940 360 1.866 2012 310 1.621 260 1.621

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số 3.875 20.269 3.244 15.862

(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư)

3.1.2.3. Thực trạng về trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn thấp so với mặt bằng chung. Phần lớn các DNNVV ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá, máy móc thiết bị công nghệ cũ mua lại của các doanh nghiệp Nhà nƣớc do đó tốn nhiều nguyên vật liệu nhƣng năng suất và chất lƣợng sản phẩm không cao, dẫn tới khả năng cạnh tranh kém. Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của lực lƣợng lao động còn thấp. Hoạt động khoa học công nghệ chƣa đƣợc đông đảo cộng đồng doanh nghiệp coi trọng, áp dụng kỹ thuật tiến bộ chƣa trở thành giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do hầu hết các doanh nghiệp ở Thái Nguyên chƣa mạnh dạn vay vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, không có thị trƣờng ổn định, không đảm bảo phƣơng án thu hồi và trả nợ vốn vay. Trong khi đó một số ít các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tƣ công nghệ mới để mở rộng sản xuất thì lại gặp phải những khó khăn nhƣ: qui mô vốn nhỏ bé, không tiếp cận đƣợc các khoản tín dụng trung và dài hạn cần thiết, thiếu thông tin về thị trƣờng máy móc thiết bị, việc nhập khẩu máy móc thiết bị bị đánh thuế với thuế suất cao.

Hiện nay, các sản phẩm của tỉnh đủ khả năng để xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài chiếm tỉ trọng rất thấp. Còn ở thị trƣờng trong nƣớc sức cạnh tranh của sản phẩm của tỉnh cũng không mấy khả quan, chỉ có một vài sản phẩm nhƣ: sắt thép, xi măng, và một số sản phẩm nông nghiệp khác là có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng ngoại tỉnh, còn hầu hết các sản phẩm sản xuất ra đều tiêu thụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ tỉnh nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện chủ chƣơng đổi mới của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển một cách nhanh chóng. Tuy quy mô và tốc độ phát triển không lớn nhƣ trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ ngoài quốc doanh tỉnh Thái Nguyên có sự khởi sắc đáng kể, số lƣợng cơ sở đã tăng nhanh chóng, đặc biệt là doanh nghiệp tƣ nhân và hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đến nay, các DNNVV đã có mặt ở hầu hết các phân ngành kinh tế của toàn tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu có thể kể đến là: sắt thép, xi măng, bia, đƣờng, thuốc lá, đá ốp lát, đá mĩ nghệ, vật liệu xây dựng...

3.1.3. Những kết quả đạt được, mặt hạn chế, nguyên nhân của việc thiếu vốn tín dụng làm ảnh hưởng đến sự phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn

3.1.3.1. Những kết quả đạt được

Phấn đấu là một tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020, DNNVV tỉnh Thái Nguyên đã tập trung khai thác tiềm năng điều kiện tự nhiên, lợi thế vùng miền để phát triển. DNNVV đã có sự biến đổi phù hợp với quá trình tăng trƣởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung của cả nƣớc theo hƣớng: tập trung vào phát triển thƣơng mại - dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Các DNNVV đã có bƣớc phát triển khá, tốc độ tăng trƣởng cao, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và truyền thống do đó đã góp phần tích cực vào sự tăng trƣởng chung của cả tỉnh, cũng nhƣ tạo cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Tỉnh, tạo lực thúc đẩy các ngành phát triển.

Mặc dù còn khiêm tốn nhƣng bình quân hàng năm khối DNNVV của tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 119)