5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến phát triển DNNVV ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du phía Bắc với diện tích tự nhiên 3.541.1 km2, dân số trung bình 1.235.400 ngƣời (năm 2010), có 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã. Thái Nguyên là một trong những trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của vùng trung du miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là cầu nối giữa đồng bằng và miền núi, vùng đất thủ phủ cho vùng rừng núi Việt Bắc. Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên đƣợc cả nƣớc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa hình: Thái nguyên có địa hình đặc trƣng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp.
- Khí hậu: Có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.
- Tài nguyên khoáng sản: Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng, Thái Nguyên hiện có 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở Đại Từ, Phú Lƣơng, Võ Nhai…
- Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có danh lam thắng cảnh tự nhiên nhƣ Hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng, hang Thần Sa, Chùa Hang, núi Văn, núi Võ; có khu di tích lịch sử ATK Việt Bắc, Bảo tàng văn hoá dân tộc Việt Bắc,....
Từ những điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh là tiềm năng to lớn tạo cho Thái Nguyên một lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng và xuất khẩu. Để trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn có nhiều sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh cao trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp và đảm bảo nền kinh tế của tỉnh đủ sức để hội nhập kinh tế Quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/