Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 119)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Thực trạng về số lượng

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và sau đó là Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo nên bƣớc đột phá trong việc mở rộng quyền tự do kinh doanh, rút ngắn thời gian gia nhập thị trƣờng và sát hơn với luật pháp quốc tế.

Kết quả là số lƣợng doanh nghiệp mới đƣợc thành lập trong những năm qua đã gia tăng mạnh mẽ. Đến hết tháng 12 năm 2011, toàn quốc đã có gần 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động.

Còn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, từ số lƣợng 366 doanh nghiệp năm 2000 trong đó hầu hết là DNNVV, đến năm 2005 Thái Nguyên đã có 1.556 DNNVV trên tổng số 1.635 doanh nghiệp đã đăng ký. Đến hết năm 2012, tổng số doanh nghiệp trong tỉnh 3244 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 15,8 ngàn tỷ đồng.

Bảng 3.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên theo loại hình (tính đến thời điểm 31/12/2012)

Loại doanh nghiệp

Số lƣợng doanh nghiệp có đăng ký trên hệ thống ĐKKD Số lƣợng doanh nghiệp hiện đang hoạt động Tổng số vốn đăng ký (tỷ đồng) Công ty hợp danh 0 0 0 Công ty TNHH một thành viên 659 654 3.270,3

Doanh nghiệp tƣ nhân 1.043 997 4.586,2

Công ty cổ phần 815 812 4.060,0

Công ty TNHH hai thành viên 767 765 3.825,6

Doanh nghiệp nhà nƣớc 16 16 120,3

Tổng số 3.300 3.244 15.862,4

(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư) 3.1.2.2. Thực trạng về quy mô và cơ cấu doanh nghiệp

Thái Nguyên dƣới sự lãnh đạo, quản lý và điều hành của hệ thống chính trị, sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp, doanh nhân. Doanh nghiệp Thái Nguyên đã vƣợt qua khó khăn, thách thức đƣa tỉnh Thái Nguyên đứng trong hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngũ các tỉnh có tỷ trọng công nghiệp cao trong cơ cấu nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Trong 5 năm gần đây, số lƣợng doanh nghiệp doanh nghiệp đăng ký thành lập đạt tốc độ tăng bình quân 18-20% mỗi năm.

Bảng 3.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên theo mức vốn (tính đến thời điểm 31/12/2012)

Doanh nghiệp NVV theo mức vốn Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Dƣới 1 tỷ đồng Việt Nam 1.664 51,3

Mức vốn từ 1 đến dƣới 10 tỷ đồng Việt Nam (DN nhỏ) 1.217 37,5 Mức vốn từ 10 đến dƣới 20 tỷ đồng Việt Nam (DN nhỏ) 326 10,1 Mức vốn từ 20 đến dƣới 100 tỷ đồng Việt Nam (DN vừa) 37 1,1

Tổng số 3.244 100

(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Cho tới nay, Thái Nguyên mới đạt tỷ lệ 4 doanh nghiệp/1.000 ngƣời dân, thấp hơn tỷ lệ chung của Việt Nam là 5 doanh nghiệp/1.000 ngƣời dân (mức trung bình là 9- 10 DN/1.000 dân của nhiều nƣớc khác trong khu vực). Trong 4 năm từ 2009-2012 có 1.595 doanh nghiệp đƣợc thành lập, tăng gấp đôi so với cả giai đoạn trƣớc, trong đó DNNVV chiếm số lƣợng lớn.

Bảng 3.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đăng ký thành lập mới qua các năm (tính đến 31/12/2012)

Năm

DNNVV đăng ký kinh doanh thành lập mới

DNNVV đăng ký kinh doanh đang hoạt động

Số doanh nghiệp Vốn đăng ký (Tỷ đồng) Số doanh nghiệp Vốn đăng ký (Tỷ đồng)

1990 - 1999 187 987 24 103 200 - 2005 1.226 6.410 878 3.988 2006 - 2009 1.283 6.707 1.230 6.056 2010 498 2.604 492 2.228 2011 371 1.940 360 1.866 2012 310 1.621 260 1.621

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số 3.875 20.269 3.244 15.862

(Nguồn: Dữ liệu doanh nghiệp - Sở Kế hoạch và Đầu tư)

3.1.2.3. Thực trạng về trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn thấp so với mặt bằng chung. Phần lớn các DNNVV ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá, máy móc thiết bị công nghệ cũ mua lại của các doanh nghiệp Nhà nƣớc do đó tốn nhiều nguyên vật liệu nhƣng năng suất và chất lƣợng sản phẩm không cao, dẫn tới khả năng cạnh tranh kém. Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của lực lƣợng lao động còn thấp. Hoạt động khoa học công nghệ chƣa đƣợc đông đảo cộng đồng doanh nghiệp coi trọng, áp dụng kỹ thuật tiến bộ chƣa trở thành giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do hầu hết các doanh nghiệp ở Thái Nguyên chƣa mạnh dạn vay vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, không có thị trƣờng ổn định, không đảm bảo phƣơng án thu hồi và trả nợ vốn vay. Trong khi đó một số ít các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tƣ công nghệ mới để mở rộng sản xuất thì lại gặp phải những khó khăn nhƣ: qui mô vốn nhỏ bé, không tiếp cận đƣợc các khoản tín dụng trung và dài hạn cần thiết, thiếu thông tin về thị trƣờng máy móc thiết bị, việc nhập khẩu máy móc thiết bị bị đánh thuế với thuế suất cao.

Hiện nay, các sản phẩm của tỉnh đủ khả năng để xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài chiếm tỉ trọng rất thấp. Còn ở thị trƣờng trong nƣớc sức cạnh tranh của sản phẩm của tỉnh cũng không mấy khả quan, chỉ có một vài sản phẩm nhƣ: sắt thép, xi măng, và một số sản phẩm nông nghiệp khác là có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng ngoại tỉnh, còn hầu hết các sản phẩm sản xuất ra đều tiêu thụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ tỉnh nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện chủ chƣơng đổi mới của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển một cách nhanh chóng. Tuy quy mô và tốc độ phát triển không lớn nhƣ trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ ngoài quốc doanh tỉnh Thái Nguyên có sự khởi sắc đáng kể, số lƣợng cơ sở đã tăng nhanh chóng, đặc biệt là doanh nghiệp tƣ nhân và hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đến nay, các DNNVV đã có mặt ở hầu hết các phân ngành kinh tế của toàn tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu có thể kể đến là: sắt thép, xi măng, bia, đƣờng, thuốc lá, đá ốp lát, đá mĩ nghệ, vật liệu xây dựng...

3.1.3. Những kết quả đạt được, mặt hạn chế, nguyên nhân của việc thiếu vốn tín dụng làm ảnh hưởng đến sự phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn

3.1.3.1. Những kết quả đạt được

Phấn đấu là một tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020, DNNVV tỉnh Thái Nguyên đã tập trung khai thác tiềm năng điều kiện tự nhiên, lợi thế vùng miền để phát triển. DNNVV đã có sự biến đổi phù hợp với quá trình tăng trƣởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung của cả nƣớc theo hƣớng: tập trung vào phát triển thƣơng mại - dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Các DNNVV đã có bƣớc phát triển khá, tốc độ tăng trƣởng cao, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và truyền thống do đó đã góp phần tích cực vào sự tăng trƣởng chung của cả tỉnh, cũng nhƣ tạo cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Tỉnh, tạo lực thúc đẩy các ngành phát triển.

Mặc dù còn khiêm tốn nhƣng bình quân hàng năm khối DNNVV của tỉnh tạo ra khoảng 9.186,8 tỷ đồng giá trị tổng sản lƣợng, đóng góp xấp xỉ 70% vào tổng giá trị gia tăng (GDP) của toàn tỉnh. Nhờ giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng liên tục trong nhiều năm với tốc độ cao (12,5% năm) nên các cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh đã góp phần giải quyết một số lƣợng đáng kể nhân công lao động.

Sự phát triển mạnh mẽ của các DNNVV trên địa bàn toàn tỉnh đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn vốn nhàn rỗi trong nhân dân đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Với số lƣợng lớn, nhiều thành phần tham gia, hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, các DNNVV đã góp phần làm phong phú thêm chủng loại sản phẩm hàng hóa, đồng thời tạo ra đƣợc một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Sự phát triển của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các loại hình DNNVV Thái Nguyên một mặt tạo điều kiện để phát triển các loại ngành nghề thích hợp, mặt khác chính nó lại tạo cơ sở để phát triển cơ cấu nhiều thành phần trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng 3.4. Đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên (tính đến 31/12/2012) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1- Về GDP GDP của tỉnh (Tỷ đồng) 5.784 3.362 6.958 7.723 GDP của khu vực kinh tế trong nƣớc (tỷ đồng) 5.686 6.291 6.888

Tỷ trọng đóng góp (%) 98 98 99 70

Tốc độ tăng trƣởng khu vực KT trong nƣớc (%) 9,17 10,65 9,49 2- Về giá trị SXCN (Theo giá 1994)

Giá trị SXCN toàn tỉnh (tỷ đồng) 10.311 11.611 13.200 15.400 Tốc độ phát triển Giá trị SXCN (%) 17,85 12,60 13,7 15,17 3- Mức độ đóng góp vào NSNN

Thu ngân sách trên địa bàn (các khoản thu nội địa, tỷ đồng)

1.328,8 2.029,7 2.972,4 3.090,8

Tỷ trọng (%) 90,13 83,40 87,48 95,04

Tốc độ tăng trƣởng (%) 33,56 52,95 42,30 33,24 4- Giải quyết công ăn việc làm hàng năm

cho ngƣời lao động

Tổng số lao động có việc làm (ngƣời) 665.652 677.070 686.630 701.630

(Nguồn: Cục Thống kê: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2008-2012) 3.1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân về huy động vốn của doanh nghiệp

Những năm gần đây, doanh nghiệp Thái Nguyên đã có bƣớc phát triển, nhiều doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế kỹ thuật, theo loại hình doanh nghiệp... có chiều hƣớng ngày càng tích cực hơn. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc cải thiện, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ đã giảm nhiều, đóng góp ngân sách của doanh nghiệp tăng đáng kể. Một số đơn vị đầu tƣ thoả đáng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho nguồn nhân lực đã phát triển sản xuất kinh doanh khá tốt. Công tác từ thiện và đóng góp xã hội khác cũng đƣợc nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện.

Tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp Thái Nguyên phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, số lƣợng doanh nghiệp còn ít, quy mô doanh nghiệp tuyệt đại đa số là nhỏ và cực nhỏ. Công nghệ phần lớn là lạc hậu, năng suất, chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao, thƣơng hiệu mờ nhạt, năng lực cạnh tranh yếu. Có thể thấy rõ qua những hạn chế căn bản sau đây:

Một là, đối với bản thân doanh nghiệp, mặc dù có sự phát triển nhanh về số lƣợng các cơ sở nhƣng quy mô đầu tƣ còn quá thấp, nhất là hộ sản xuất cá thể. Cơ cấu đầu tƣ, ngành nghề và phân bố địa lý còn mất cân đối chƣa có tác dụng tích cực đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hƣớng phát triển của địa phƣơng.

Hai là, các DNNVV thƣờng có kỹ thuật, công nghệ sản xuất, máy móc cũ, lạc hậu. Thiếu thông tin về công nghệ, máy móc thiết bị, nguồn cung cấp, ít hiểu biết về quản lý sản xuất và quản lý chất lƣợng dẫn đến chất lƣợng và năng suất sản phẩm thấp, mẫu mã sản phẩm chƣa đa dạng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng còn rất yếu. Sự phát triển của các cơ sở còn mang nặng tính tự phát, manh mún. Các doanh nghiệp thƣờng bị động trong quan hệ thị trƣờng và khả năng tiếp thị sản phẩm.

Ba là, các DNNVV hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn về mặt bằng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn nhất là thủ tục và thỏa thuận với ngƣời dân, tâm lý nâng giá và gây cản trở trong việc giải phóng mặt bằng, tạo nền đất thô cho sản xuất, kinh doanh. Sự tập trung với số lƣợng quá lớn các cơ sở trong địa bàn Thành phố Thái Nguyên, một mặt gây ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng tới cuộc sống của các hộ dân cƣ trong Thành phố, mặt khác ảnh hƣởng tới sự phát triển lâu dài và ổn định của các doanh nghiệp và quy hoạch của các khu công nghiệp tập trung.

Bốn là, các DNNVV thƣờng khó tiếp cận với các nguồn tín dụng dài hạn vì điều kiện thế chấp; Thiếu sự tin cậy của phía các tổ chức tín dụng; Phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn tự có. Về cơ chế, chính sách tín dụng: Đến nay, các cơ chế, chính sách về tín dụng đối với nền kinh tế, trong đó có DNNVV đã đƣợc ban hành tƣơng đối đồng bộ, các quy định của Ngân hàng nhà nƣớc đã không còn sự can thiệp hành chính đối với việc cho vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng đƣợc tự chủ xem xét, quyết định và tƣ chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng cho các DNNVV phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải các khó khăn, vƣớng mắc.

Năm là, mặc dù đã có những cải thiện song trình độ lao động trong các DNNVV của tỉnh còn yếu kém nhiều mặt, kể cả lao động quản lý. Phần lớn chủ doanh nghiệp chỉ kinh doanh theo kinh nghiệm mà không đƣợc trang bị kiến thức kinh doanh hiện đại. Nhiều DNNVV chƣa có chiến lƣợc về nhân sự, chƣa quan tâm đến đào tạo, bồi dƣỡng lực lƣợng lao động.

Sáu là, cơ sở hạ tầng của Thái Nguyên còn kém phát triển, hệ thống đƣờng giao thông cấp phối nhỏ hẹp còn chiếm tỷ trọng lớn, các khu công nghiệp tập trung hoạt động chƣa hiệu quả, các trung tâm tƣ vấn hỗ trợ doanh nghiệp còn quá ít… Điều này không chỉ hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn mà còn là nguyên nhân dẫn tới thực trạng thu hút vốn đầu tƣ, thành lập các doanh nghiệp liên doanh, liên kết ở tỉnh diễn ra hết sức chậm chạp.

3.1.4. Hoạt động của các tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên bàn Thái Nguyên

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có: 01 Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng. Các tổ chức tín dụng thực hiện kinh doanh tiền tệ có 16 chi nhánh cấp I của các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc và ngân hàng cổ phần đang hoạt động trên địa bàn. Đồng thời có một mạng lƣới trên 100 chi nhánh cấp II, III và các phòng Giao dịch, quỹ tiết kiệm phân bổ rộng khắp các huyện thị xã, thành phố và khu công nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh.

3.1.4.1. Tình hình huy động vốn trên địa bàn

Tính đến hết năm tài chính 2012, tổng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng: đạt 16.347 tỷ đồng, tăng 28,06% so với 31/12/2011. Trong đó:

- Nhóm ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đạt 12.574,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,85% nguồn vốn huy động toàn địa bàn.

- Nhóm ngân hàng thƣơng mại cổ phần đạt 3.766,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,11% nguồn vốn huy động toàn địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đạt 6,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,04% nguồn vốn huy động toàn địa bàn.

Bảng 3.5. Tổng hợp huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến thời điểm 31/12/2012

STT TÊN CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THỰC

HIỆN (Tr.đ)

TỶ TRỌNG

(%)

1 Agribank Thái Nguyên 4.389.000 27

2 NH Công Thƣơng Lƣu xá 1.336.000 8

3 NH Công Thƣơng Sông Công 720.000 4

4 NH Đầu tƣ và phát triển Thái Nguyên (BIDV) 3.098.000 19

5 NH Công Thƣơng Thái Nguyên 2.879.000 18

6 NH Chính sách xã hội 35.000 0

7 NH Quốc Tế (VIB) 468.000 3

8 NH Kỹ Thƣơng (Techcombank) 651.000 4

9 NH VN Thịnh Vƣợng (VP Bank) 307.900 2 10 NH Á Châu Thái Nguyên (ACB) 186.200 1 11 NH An Bình Thái Nguyên (ABBank) 259.000 2 12 NH Quân Đội Thái Nguyên (MB) 636.000 4 13 NH Hàng Hải Thái Nguyên (Maritimebank) 325.000 2 14 Sài gòn thƣơng tín Thái Nguyên (Sacombank) 207.000 1

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động vốn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên (Trang 56 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)