D ự toán 2011 (t ỷ đồ ng) (%) t ă ng so v ớ i 2010 Bộ GTVT 7,700 62.6%
39 VOVonline, S ẽ có th ị tr ườ ng PPP c ạ nh tranh, ngày 4/5/2011
3.1 Giới thiệu
Nhu cầu vốn để phát triển mạng lưới đường bộở nước ta rất lớn so với những ngành khác. Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm tạo vốn đáp ứng nhu cầu phát triển song vẫn không thành công. Trước yêu cầu bức thiết này, cũng như những quốc gia khác, chính phủ ngày càng quan tâm đến hình thức hợp tác công tư (PPP). Gildenhuys và Knipe (2000) nhấn mạnh, thành công của PPP đòi hỏi nhà nước và tư
nhân phải tham gia thực sự, thiếu một trong hai chủ thể này thì không tồn tại PPP. Hiện nay, mặc dù chính phủ nỗ lực kêu gọi, cam kết cải cách, đầu tư của khu vực tư
nhân vẫn rất hạn chế, tất cả dự án PPP đề xuất đều không thực hiện được, số lượng nhà đầu tư quan tâm dự án rất nhiều, nhưng không có nhà đầu tư nước ngoài nào chấp nhận tham gia. Nguyên nhân có thể do chính phủ đã không “thấu hiểu” được các kỳ vọng của họ. Ông Ayumi Konishi - Giám đốc ADB Việt Nam nhận xét, đối với các nhà đầu tư mục tiêu lợi nhuận là quan trọng nhất, nhưng do hình thức PPP ở
Việt Nam mới ra đời, chưa thể tính toán, dự báo được mọi yếu tố tác động nên khó
đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng, các điều kiện của dự án PPP đường bộ hiện nay chưa đủđể hấp dẫn họ.
Hơn nữa, chính phủ Việt Nam có biểu hiện như Stacey (1997) đã từng đề cập, do dự
khi trao quyền tự chủ hoàn toàn cho những cơ quan điều tiết non trẻ. Trái lại, các mục tiêu chính trị thường được đưa vào, dẫn đến việc áp đặt các tiêu chuẩn và điều kiện thái quá mà không đáp ứng với mối quan tâm của các nhà đầu tư. Để tìm được câu trả lời chính xác cho thái độ của các nhà đầu tư tư nhân hiện nay, tác giả tiến hành cuộc khảo sát để tìm hiểu quan điểm cũng như mức độ sẵn lòng đầu tư của khu
vực này đối với các dự án PPP đường bộ, từđó có thêm cơ sở gợi ý các đề xuất điều chỉnh cơ chế vận hành PPP phù hợp.
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Trong chương 2 tác giả tiến hành phân tích bối cảnh của Việt Nam để xem xét tính phù hợp của mô hình nghiên cứu đã lựa chọn ở chương 1, kết quả cho thấy tác giả lựa chọn phương pháp tiếp cận từ khía cạnh đo lường các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng đầu tư của khu vực tư nhân là phù hợp. Hơn nữa, kết quả từ bước phân tích ở chương 2 cũng chỉ ra rằng hình thức PPP của Việt Nam nên hướng đến khu vực FDI, thích hợp để
áp dụng mô hình của Sader (2000).
Trong chương 3 này giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để đánh giá các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đề ra. Chương này tập trung vào ba nội dung chính: thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu thử nghiệm và nghiên cứu chính thức.