Kết quả nghiên cứu chính

Một phần của tài liệu Luận văn Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam docx (Trang 120 - 122)

M Đ SL = 525LN + 391KPL + 356 Đ T + 269KTV + 262RR

3.5 Kết quả nghiên cứu chính

Kết quả đo lường

Có năm khái niệm nghiên cứu bao gồm: lợi nhuận đầu tư, khung pháp lý, chia sẻ rủi ro, kinh tế vĩ mô và tìm kiếm đối tác. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy các thang đo đạt được yêu cầu về giá trị (giá trị hội tụ và độ tin cậy). Một số hàm ý cho kết quả như sau:

Một là, một cách tổng quát, các thang đo của Sader (2000) thông qua điều chỉnh, bổ

sung có thể sử dụng được cho các dự án PPP đường bộ tại Việt Nam.

Hai là, thang đo tìm kiếm đối tác được xây dựng hoàn toàn mới. Giá trị và độ tin cậy của nó đạt được trong nghiên cứu này sẽ góp phần để phát triển thang đo này trong các nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả mô hình lý thuyết

Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy có năm yếu tố có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia đầu tư các dự án đường bộ theo hình thức PPP của khu vực tư nhân. Năm yếu tốđó là (1) lợi nhuận đầu tư, (2) khung pháp lý đầy đủ và minh bạch, (3) chia sẻ rủi ro phù hợp giữa nhà nước và tư nhân, (4) kinh tế vĩ mô ổn định và (5) tìm

được đối tác tin cậy. Trong các yếu tố này, lợi nhuận đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất. Tiếp theo là yếu tố khung pháp lý, kếđến là tìm kiếm đối tác và ổn định vĩ mô. Vấn đề chia sẻ rủi ro có tác động kém nhất. Kết quả này cũng không thay đổi theo loại hình doanh nghiệp và hình thức đầu tư.

Trong chương này, để nghiên cứu nguyên nhân khu vực tư nhân không muốn đầu tư

các dự án đường bộ theo hình thức PPP, tác giả sử dụng các thang đo của mô hình Sader (2000) là: lợi nhuận, khung pháp lý, kinh tế vĩ mô và chia sẻ rủi ro, cùng với thang đo mới được tác giả xây dựng từ kết quả của nghiên cứu định tính, và phương pháp khảo sát trực tiếp các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước hoạt

động trong ngành xây dựng và giao thông. Kết quả phân tích định lượng cho thấy 65.34% các nhà đầu tư không muốn tham gia. Lý do mà khu vực này từ chối đầu tư

xếp theo thứ tự tính quan trọng giảm dần: khó hoàn vốn và lợi nhuận thấp, thiếu một khung pháp lý minh bạch, kinh tế vĩ mô bất ổn, chia sẻ rủi ro chưa hợp lý, và khó khăn trong việc lựa chọn đối tác. Những kết quả phân tích trên là cơ sởđể luận án đề xuất những gợi ý giải pháp nhằm thu hút khu vực tư nhân góp sức xây dựng và phát triển mạng lưới đường bộ hiện đại thông qua PPP.

Một phần của tài liệu Luận văn Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam docx (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)