46 Trách nhiệm tiềm tàng là trách nhiệm có khả năng xảy ra trong tương lai dẫn đến khoản nợ phải trả một số
4.3.3 Cơ chế phân bổ và quản lý rủi ro
Một phân tích chi tiết cần được tiến hành để quyết định có nên thực hiện dự án? Thực hiện theo loại hợp đồng PPP nào là phù hợp nhất? Mỗi dự án phải có phương án phân bổ rủi ro tối ưu. Do vậy, thách thức đối với nhà nước là làm thế nào để tối
ưu hóa hiệu quả của dự án và hỗ trợ tài chính của chính phủđảm bảo:
(1) Tạo ra giá trịđồng tiền tốt nhất thông qua phân bổ rủi ro thông minh,
(2) Cho phép phân bổ rủi ro tạo ra mức chi phí vốn và mức đóng góp của nhà nước hợp lý, và
(3) Có thể vay thương mại tài trợ cho dự án.
Hình thức tái phân bổ rủi ro từ tư nhân sang nhà nước như hiện nay không phải là cách hiệu quả để tăng cường khả thi tài chính hoặc khả năng thanh toán của dự án. Phương pháp hiệu quả hơn nếu “mua” rủi ro từ tư nhân thông qua các biện pháp hỗ
trợ tài chính. Bảng 4.1 trình bày các rủi ro chính và đề xuất của tác giả về phân bổ
rủi ro cho một dự án PPP đường bộở Việt Nam.
Bảng 4.1: Phân bổ rủi ro chính của các dự án PPP đường bộ Việt Nam (lần 1)
Rủi ro Phân bổ Quản lý tối ưu hóa rủi ro
1. Rủi ro trước đầu tư Nhà nước Nghiên cứu khả thi chi tiết, thu hồi đất, di chuyển các cơ sở, khu tái định cư, và dọn dẹp môi trường 2. Rủi ro thiết kế Lỗi phía nhà nước Lỗi phía Tư nhân Nhà nước Tư nhân Giám sát thiết kế Giám sát thiết kế 3. Rủi ro xây dựng Chi phí vượt trội Chậm tiến độ Tư nhân Tư nhân
Giám sát, thanh tra công tác xây dựng Giám sát, thanh tra công tác xây dựng 4. Rủi ro pháp lý Nhà nước Xây dựng khung pháp lý minh bạch 5. Rủi ro bất khả kháng
Rủi ro chính trị trực tiếp Nhà nước
6. Rủi ro vận hành Tư nhân Giám sát, thanh tra hoạt động
7. Rủi ro doanh thu Nhà nước Dự báo chính xác lưu lượng giao thông 8. Rủi ro tài chính Tỷ giá hối đoái Lãi suất Chia sẻ Chia sẻ Ổn định kinh tế vĩ mô Ổn định kinh tế vĩ mô