Luật PPP của Nhật Bản cho phép bảo lãnh doanh thu tối thiểu 90% Luật PPP của Hàn Quốc là 75%.

Một phần của tài liệu Luận văn Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam docx (Trang 140)

Bo lãnh ri ro bt kh kháng do tác động chính tr: Luật PPP cần cho phép Chỉnh phủ bảo lãnh dự án trong các trường hợp bất khả kháng chính trị kéo dài.

Do đặc điểm của từng dự án khác nhau, tác giả kiến nghị không xây dựng khung các hình thức hỗ trợ cốđịnh. Nhà nước nên yêu cầu đơn vị tư vấn xây dựng một mức lợi nhuận tham chiếu dành cho các dự án đường bộ.

4.3.4.2 Điều chỉnh giá thu phí theo điều kiện thị trường

Mức thu phí quá cao có thể làm chuyển hướng giao thông sang một tuyến đường khác, tạo sự không hiệu quả về phân bổ giao thông. Vì vậy, thiết kế mức phí đảm bảo phân bổ rủi ro phù hợp cho người sử dụng, công ty dự án và nhà nước rất quan trọng. Trong nghiên cứu này, tác giảđề nghị:

• Điều chỉnh tăng giá thu phí cầu đường do mức giá hiện nay quá thấp, nhưng cần tăng từ từđể người sử dụng dễ dàng chấp nhận, không bị sốc. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cũng cần đảm bảo bảo vệ người sử dụng không phải trả phí quá cao do thu nhập người dân còn thấp.

• Điều chỉnh mức phí theo các biến động: lạm phát, CPI, các chỉ số kinh tế

khác… ít có phản đối của người tiêu dùng do mức tăng phù hợp với điều kiện thị trường.

• Kiến nghị bãi bỏ thuế VAT 10% trong cơ cấu giá thu phí để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh hơn.

• Mức phí nên được thiết lập cho từng dự án dựa trên một số yếu tố sau: mức

độ phát triển khu vực, tiềm năng tăng trưởng kinh tế, thu nhập người sử dụng có thể chi trả; chi phí tài trợ dự án.

4.3.4.3 Cải cách triệt để khu vực DNNN đã cổ phần ngành GTVT và xây dựng

Để đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế và phát triển bền vững đòi hỏi Việt Nam phải tái cơ cấu vai trò của chính phủ và DNNN, đặc biệt cần đẩy mạnh cải cách. DNNN bằng các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động của thành phần kinh tế

không ỷ lại vào sự “bao cấp” của chính phủ. Do vậy, chính phủ phải kiên quyết hơn trong vấn đề cải cách để biến đổi khu vực kinh tế này trở nên cạnh tranh hơn. Giải pháp đầu tiên là chính phủ phải ngừng hỗ trợ các DNNN như hiện nay. Nói cách khác, các ngân hàng phải hoạt động theo đúng chức năng của nó, tự thẩm định đối với mỗi công ty và mỗi dự án, quyết định ai đủ tiêu chuẩn. Nếu chính phủ tiếp tục hỗ

trợ các khoản vay của DNNN dù dưới bất kỳ hình thức nào thì các doanh nghiệp này cứ thoải mái chi tiêu bởi họ biết trong trường hợp xấu nhất sẽ có người thay thế

thanh toán nợ và không bị phá sản dẫn đến sự không bình đẵng giữa DNNN nhận

được rất nhiều vốn, đất… và tư nhân khó tiếp cận vốn vay vì lãi suất cao. Nếu muốn DNNN tựđứng trên đôi chân của mình, cần phải xem các doanh nghiệp này như một doanh nghiệp tư nhân độc lập chứ không phải là một bộ phận của chính phủ.

Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng vẫn “bao cấp” thành phần kinh tế này thay vì cải cách nó hiệu quả hơn. Đây thực sự là một quyết định kỳ lạ, bởi như thể Việt Nam gia nhập WTO cho vui thôi. Chính phủ nên có quan điểm nhất quán về thành phần kinh tế này để sớm có những quyết định phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, có khả năng cạnh tranh độc lập góp phần ổn định kinh tế, thúc

đẩy phát triển chung cả nước.

4.3.4.5 Thành lập Ủy ban PPP

Trong quá trình thu hút tư nhân tham gia vào bất cứ dịch vụ công cộng nào, bước đi hợp lý đầu tiên là thành lập Ủy ban PPP để đánh giá và phê duyệt dự án. Việc thành lập và các chức năng, nhiệm vụ của ủy ban cần được qui định theo pháp luật. Ủy ban cần có một phó thủ tướng đứng đầu, các đại diện từ các bộ ngành liên quan và nên có đại diện có năng lực của tư nhân48 nhằm tận dụng các lợi thế của khu vực này cũng như nâng cao năng lực của ủy ban (chú ý: qui định rõ điều lệ hoạt động của ủy ban nhằm hạn chế xung đột lợi ích). Vụ trưởng Vụ KHĐT của MOT phải là một thành viên của ủy ban này, các thành viên khác đại diện cho MPI, MOF, MOC…

       

Một phần của tài liệu Luận văn Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam docx (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)