Hình thức PPP

Một phần của tài liệu Luận văn Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam docx (Trang 90 - 94)

D ự toán 2011 (t ỷ đồ ng) (%) t ă ng so v ớ i 2010 Bộ GTVT 7,700 62.6%

2.4.2.2Hình thức PPP

39 VOVonline, S ẽ có th ị tr ườ ng PPP c ạ nh tranh, ngày 4/5/2011

2.4.2.2Hình thức PPP

Hiện nay, các dự án PPP khởi động rất chậm, mà nguyên nhân xuất phát từ nhà đầu tư lẫn chính phủ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhà nước giữ vai trò chỉ “hỗ trợ” nên không phát huy thế mạnh của chính quyền trong việc thực hiện các chính sách, đặc biệt là công tác GPMB, khiến dự án bị kéo dài ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Hơn nữa, giá đền bù biến động mạnh càng làm nhà đầu tư khó khăn thêm. 

Thứ hai, chưa có hệ thống chính sách, hành lang pháp lý, thể chế rõ ràng và có hiệu lực thực thi cao nên sự hợp tác với khu vực công chưa được đảm bảo chắc chắn và lâu dài cho việc kinh doanh của nhà đầu tư. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là hai trong số các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho một dự án PPP thành công, nhưng những điều kiện này cũng không đơn giản đối với Việt Nam.

Thứ ba, thực lực tài chính của nhà đầu tư trong nước yếu nên rất nhạy cảm với các biến động kinh tế, cộng với sự thiếu nghiêm túc khi thực hiện dự án (phổ biến là DNNN) nên khả năng huy động tài chính đúng tiến độ là thấp. Công tác nghiên cứu khả thi không được gắn kết với công tác quy hoạch, dự báo phát triển nên kết quả dự

báo thiếu độ tin cậy và nguy cơ không thu hồi được vốn đầu tư rất lớn.  

Thứ tư, các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính mạnh, chuyên môn cao nhưng rất nhạy cảm với môi trường đầu tư chưa rõ ràng nên không muốn đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam không có các loại bảo hiểm thương mại đối với những lĩnh vực mà dự án yêu cầu như: hư hỏng về vật liệu xây dựng, trì hoãn khởi công, bảo hiểm rủi ro chính trị… làm tăng rủi ro của dự án.

 Thứ năm, trong mối quan hệ hợp tác, rủi ro không được chia sẻ phù hợp. Nhà đầu tư

có khuynh hướng dồn rủi ro cho nhà nước nhằm giảm bớt trách nhiệm; phía nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thểđể chia sẻ rủi ro công bằng với nhà đầu tư.

Thứ sáu, kinh tế vĩ mô không ổn định. Các chính sách vĩ mô thay đổi liên tục, lãi suất và tỷ giá biến động leo thang khiến nhà đầu tư khó tiếp kiểm soát được lợi nhuận kỳ vọng của mình.

Cuối cùng, chính sách hỗ trợ chưa phù hợp. Theo qui chế thí điểm, tổng phần góp của nhà nước cốđịnh cho tất cả dự án là 30% là không khả thi, sẽ dẫn đến tình trạng có dự án hỗ trợ quá thừa, có dự án không khả thi vì mức hỗ trợ không đủ bù đắp. Bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, không có khung hỗ

trợ cốđịnh cho tất cả dự án. Chính phủ cần xây dựng một tỷ suất sinh lợi chuẩn làm cơ sở điều tiết mức hỗ trợ và phân bổ rủi ro.

Có thể kết luận ngắn gọn rằng, hiện nay hình thức PPP không triển khai được chủ

yếu là do cả hai khu vực nhà nước và tư nhân chưa thực sự thấu hiểu mục tiêu của nhau. Sự tương tác giữa hai bên còn rất lỏng lẻo. Nhà nước điều khiển chương trình PPP một cách cảm tính thay vì tìm cách thấu hiểu kỳ vọng của khu vực tư nhân để

có những hành động chính xác. Bên cạnh đó, nhà nước còn làm quá nhiều việc thay thị trường, chen lấn và choán chỗ tư nhân. Điều quan trọng là nhà nước chưa thực sự

từ bỏ, còn bao thầu quá lớn trong dịch vụ công, chưa tách biệt giữa quản lý nhà nước và tổ chức cung cấp các hàng hóa công cho xã hội. Còn khu vực tư nhân thay vì chủ động chứng minh khả năng đáp ứng mục tiêu của nhà nước, lại quyết định từ bỏ, tìm kiếm cơ hội phù hợp hơn. Đối với quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 không thể vận dụng vì tồn tại quá nhiều điểm bất hợp lý, tuy áp dụng thí điểm nhưng nhà nước cần điều chỉnh để hành lang pháp lý này có thể tiệm cận với mặt bằng pháp lý chung của khu vực và thế giới. Tiềm năng đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực đường bộở Việt Nam rất lớn, nhưng khái niệm này còn quá mới nên cần có thời gian để hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho PPP “cất cánh”. Phân tích tình hình đầu tư tư nhân trong thời gian qua càng khẳng định cơ hội của PPP trong lĩnh vực đường bộ. Tuy nhiên, thành công của nó phụ thuộc rất lớn vào

hành động của chính phủ. Đây là loại hình đầu tư thâm dụng vốn và thời gian thu hồi vốn dài. Nếu chính phủ không có cơ chế ưu đãi cụ thể đủ hấp dẫn sẽ không thể thu hút được các nhà đầu tư. Với những ưu đãi đang dành cho hai dự án đầu tư theo cơ

chế đặc biệt, chính phủ hoàn toàn có thể áp dụng một phần các hỗ trợ đó cho khu vực tư nhân, chắc chắn sẽ thu hút được các nhà đầu tư tốt, nhanh chóng phát triển hình thức PPP và chất lượng hạ tầng sẽđược cải thiện nhanh chóng.

Hiện trạng hệ thống đường bộ của Việt Nam còn quá “nghèo nàn”, tác động tiêu cực và gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Nền kinh tế Việt Nam đang rất cần lực bẩy để tiến lên phía trước, nhưng phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề, và gánh thêm những doanh nghiệp nhà nước yếu kém. Hiện nay, Việt Nam phải tiếp tục vay nợ để đầu tư khiến nợ công tiếp tục tăng mạnh lên mức 56,7% GDP (năm 2010), trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn (bao gồn NSNN, trái phiếu chính phủ và ODA) rất thấp. Nguyên nhân là do chưa giải quyết triệt để vấn đề lợi ích nhóm. Kể từ khi chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, những hành động cắt giảm, đình hoãn, chuyển vốn

đầu tư công ở tất cả các bộ, ban ngành, tỉnh thành địa phương trong cả nước càng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập.Nếu chúng ta tiến hành cắt giảm đầu tư công không theo một tiêu chí khoa học nào, mà đơn thuần mang tính chất hành chính, “cơ học” như

hiện nay thì cứ cắt giảm, sau đó tăng mạnh hơn, lại tiếp tục cắt giảm nữa, và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ lặp đi, lặp lại dẫn đến lợi bất cập hại và Việt Nam khó tránh khỏi “vết xe đổ” của Hi Lạp, BồĐào Nha, Tây Ban Nha và Mỹ. Bối cảnh hiện nay cho thấy cần có sự đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn đang tồn tại. Theo quan điểm của tác giả, sựđột phá này nên bắt đầu từ việc đầu tư phát triển hệ thống CSHT hiện

đại, một là tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững; hai là tạo việc làm chống suy thoái. Để sựđột phá được thành công, đất nước rất cần khu vực tư nhân góp sức, và thông qua PPP sẽ hình thành một kênh thu hút vốn đầu tư bền vững, giúp giảm chi tiêu NSNN, cải thiện chất lượng dịch vụ và minh bạch hoá về đầu tư. PPP chính là lời giải cho những tồn tại, khiếm khuyết của đầu tư công trong lĩnh vực giao thông

Dù PPP được áp dụng rất thành công ở các nước, nhưng không có nghĩa sẽ giải quyết được các vấn đề đang vướng mắc của Việt Nam. Trên thực tế, các nước kém phát triển và đang phát triển lao vào sao chép mô hình hoạt động của các nước phát triển mà không xác định là có phù hợp với điều kiện của đất nước mình hay không, hoặc sao chép không đầy đủ như các loại hình BOT, BT ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, Việt Nam cần học hỏi có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước. Thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào để tạo ra sự khác biệt trong hình thức PPP Việt Nam, để thấu hiểu nhu cầu của các bên liên quan, và nhất là phải tìm ra một giải pháp “win -win” cho cả chính phủ, khu vực tư nhân lẫn cộng đồng.

Kết quả phân tích trong chương này cũng cho thấy hai vấn đề là: (1) nhà nước không

Một phần của tài liệu Luận văn Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam docx (Trang 90 - 94)