Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 96 - 98)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để QL GD KNS có kết quả, các chủ thể có liên quan tới việc tổ chức thực thi hoạt động này: CBQL, GV, CMHS, HS và các lực lượng giáo dục cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch GD KNS. Vì thế, việc nâng cao nhận thức về thực hiện chương trình GD KNS cho các đối tượng này là công việc có ý nghĩa quan trọng trong các trường THPT nói chung và các trường THPT huyện Đại Từ nói riêng.

Xác định được mục tiêu, yêu cầu của GD KNS sẽ giúp cho CBQL, GV nhìn trước được hướng phát triển của hoạt động trong quá trình giáo dục toàn diện HS. Có mục đích rõ ràng, đầy đủ sẽ là tiền đề cho việc hoạch định kế hoạch tổ chức các hoạt động giúp cho CBQL, GV xác định được nội dung số lượng công việc, không gian, thời gian cũng như chất lượng, khả năng đạt được, đồng thời kiểm tra đánh giá được hiệu quả của các hoạt động. Nếu lập kế hoạch càng rõ ràng, khúc chiết sẽ giúp cho GV rèn luyện được cách sắp xếp công việc đúng đắn, hợp lý, dự đoán lực lượng tham gia, định ra được trách nhiệm cho mỗi thành viên của lớp.

Khi đã nhận thức đầy đủ về mục đích yêu cầu của GD KNS cho các chủ thể có liên quan GV, HS sẽ tự giác tích cực tham gia và thực hiện có kết quả hoạt động. Đồng thời một kế hoạch chu đáo tỉ mỉ, cụ thể chi tiết cùng với nội dung hoạt động phong phú, sinh động hấp dẫn và đội ngũ GV có nhận thức tốt về vai trò trách nhiệm của mình, có tâm huyết, có trách nhiệm, giỏi về nghiệp vụ... chắc chắn hoạt động GD KNS của nhà trường sẽ đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, để GD KNS đảm bảo thực thi được cần phải có điều kiện CSVC, trang thiết bị hỗ trợ. Như vậy, nhà trường phải tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp có hiệu quả của các lực lượng giáo dục trong và ngoài

nhà trường. Đặc biệt việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường không chỉ để hỗ trợ về kinh phí cần thiết cho thực hiện kế hoạch mà còn tranh thủ sự đồng tình trong công tác giáo dục toàn diện HS.

Kết thúc một hoạt động cần phải có kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá để xác định và công nhận mức độ thực hiện và thành công của hoạt động. Việc kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu giáo dục cần đạt được, cần phải đánh giá dựa trên qui trình, tiêu chí rõ ràng thì kết quả đánh giá mới khách quan và công bằng. Kết quả đánh giá còn được sử dụng để động viên sự nỗ lực vươn lên của cá nhân và tập thể đồng thời khích lệ sự đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm của cá nhân với tập thể và ngược lại. Kiểm tra đánh giá trong QL GD KNS cũng chính là cơ sở góp phần xếp loại hạnh kiểm của HS sát với sự nỗ lực phấn đấu trong rèn luyện của các em.

Như vậy có thể thấy rằng các biện pháp nêu trên đều có sự kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong cả quá trình quản lý GD KNS của người hiệu trưởng. Muốn đạt được hiệu quả cao trong quản lý GD KNS người HT nhất thiết không nên xem nhẹ bất kỳ một biện pháp nào.

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Chỉ đạo các tổ chức XH…

tuyên truyền nâng cao...

Chỉ đạo đổi mới công

tác thi đua KT, KTĐG... Đầu tư CSVC và các điều kiện khác cho GD KNS Hiệu trưởng XD cơ chế khuyến khích, phát huy vai trò HS và tập thể HS... Chỉ đạo tổ CM bồi dưỡng năng lực… ngũ... Phát huy vai trò nòng cốt ĐTN, tổ chức … Kiện toàn, củng cố và phát huy vai trò BCĐ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)