8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1 Chỉ đạo các tổ chức xã hội, GVCN, tổ chuyên môn tuyên truyền nâng
cao nhận thức về GD KNS cho GV, HS và các lực lượng tham gia GD
+ Mục tiêu
Qua công tác tuyên truyền làm cho CBQL, GV, công nhân viên, HS, CMHS và các cấp chính quyền, cộng đồng xã hội... thống nhất về tư tưởng, nhận thức đúng đắn mục tiêu, vai trò, vị trí, nhiệm vụ và sự cần thiết phải thực hiện kế hoạch GD KNS có hiệu quả tại nhà trường. Đồng thời thực hiện GD KNS là yêu cầu cốt lõi của đổi mới GD phổ thông, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng GD toàn diện. Từ đó các tổ chức, cá nhân ý thức được trách nhiệm của mình, tạo sự đồng thuận và nhiệt tình ủng hộ, tham gia tổ chức hoạt động này.
+ Nội dung và cách thức thực hiện - Đối với nhà trường:
Tổ chức học tập nghiêm túc mục tiêu QL GD KNS. Quán triệt vai trò vị trí tầm quan trọng của GD KNS trong kế hoạch hoạt động chung nhà trường. Thực hiện nghiêm túc các văn bản đã qui định của ngành về GD KNS. Tổ chức lồng ghép tuyên truyền GD, nêu gương sáng trước HS qua bài giảng trên lớp, tiết học tích hợp GD KNS, giờ sinh hoạt cuối tuần, giờ chào cờ và các hoạt động GD tập thể khác....
- Đối với đội ngũ GV:
Nhà trường cần quán triệt GV nhận thức sâu sắc về GD KNS là nhiệm vụ và chức năng mà mỗi GV phải thực hiện trong năm học. Tổ chức quán triệt các văn bản qui định, kế hoạch về hoạt động này cho GV để họ nêu cao tinh thần trách nhiệm về công việc được giao. Tổ chức học tập bồi dưỡng chính trị vào dịp hè hằng năm để GV tăng cường nhận thức và hiểu biết về tình hình xã hội địa phương, đất nước nhằm bổ sung kiến thức xã hội cho việc thực hiện GD KNS. Tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo chuyên đề trong phạm vi nhà trường về GD KNS để GV học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm đồng thời gắn với đó là nâng cao chất lượng của các buổi ngoại khoá tích hợp GD KNS. Tiến tới nhà trường tổ chức cho GV tham gia các hoạt động giao lưu kết nghĩa ở các trường bạn, gắn việc học tập kỹ năng tổ chức GD KNS với việc cử GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về hoạt động này do Sở GD và Bộ GD tổ chức.
- Đối với CMHS:
Tuyên truyền sâu rộng cho CMHS nhận thức vai trò của GD KNS trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS thông qua các hoạt động truyền thông, hội nghị CMHS để họ hiểu và cùng phối hợp với nhà trường. Đồng thời từ đó CMHS sẽ tích cực phối hợp với nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động này. Việc mời CMHS tham gia trực tiếp vào GD KNS cũng là dịp để họ hiểu con em mình hơn, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, năng lực sở trường
của con em mình để có niềm tin và tích cực phối hợp cùng nhà trường. Trong thực tế nhiều CMHS đã thừa nhận rằng trước đây chỉ đòi hỏi con mình học giỏi văn hoá là chưa đủ mà cần phải trang bị cho các em kỹ năng hoạt động tập thể để các em có thể tự tin mạnh dạn hơn khi giao tiếp, ứng xử ngoài cuộc sống.
Chỉ khi nào có sự tham gia tích cực của CBQL, tập thể GV, nhân viên GD, sự nhiệt tình đón nhận của HS và sự đồng thuận của cộng đồng xã hội GD KNS mới đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn.
+ Điều kiện thực hiện:
Nhà trường phải có đầy đủ các văn bản hướng dẫn của ngành về GD KNS để phổ biến và triển khai tuyên truyền sâu rộng tới mọi đối tượng.
Cần lựa chọn thời gian, địa điểm để xây dựng kế hoạch của nhà trường triển khai tuyên truyền có hiệu quả GD KNS. Lồng ghép tuyên truyền trong hoạt động giáo dục trong trường.
Chọn cử GV tham gia các lớp tập huấn lĩnh hội nội dung GD KNS phải là GV có năng lực, kiến thức hiểu biết tâm lý lứa tuổi và có khả năng truyền đạt thông tin để tổ chức tuyên truyền ở nhà trường đạt hiệu quả.